Người dân TPHCM đi tảo mộ cuối năm, đón gia tiên về ăn Tết

Vào những ngày áp Tết, nhiều người dân TPHCM đi tảo mộ, dọn dẹp phần mộ, thắp hương mời ông bà, tổ tiên về đón Tết cùng con cháu.

"Mấy ngày trước, người ta đi tảo mộ rất đông. Tôi ngại tập trung đông người nên hôm nay mới đi", ông Nguyễn Thành Tân, ngụ quận Bình Tân chia sẻ khi tảo mộ cha mẹ và các anh chị tại khu nghĩa trang tư nhân nằm bên cạnh đường dẫn cao tốc Trung Lương.

"Mấy ngày trước, người ta đi tảo mộ rất đông. Tôi ngại tập trung đông người nên hôm nay mới đi", ông Nguyễn Thành Tân, ngụ quận Bình Tân chia sẻ khi tảo mộ cha mẹ và các anh chị tại khu nghĩa trang tư nhân nằm bên cạnh đường dẫn cao tốc Trung Lương.

Phong tục tảo mộ mỗi dịp tết đến là một nét đẹp văn hóa được người Việt gìn giữ và lưu truyền từ bao đời nay.

Phong tục tảo mộ mỗi dịp tết đến là một nét đẹp văn hóa được người Việt gìn giữ và lưu truyền từ bao đời nay.

Tục tảo mộ cuối năm là phong tục phổ biến của người Việt, đồng thời là hoạt động mang tính dòng tộc rõ nét.

Tục tảo mộ cuối năm là phong tục phổ biến của người Việt, đồng thời là hoạt động mang tính dòng tộc rõ nét.

Phong tục tảo mộ cuối năm của người Việt là một phong tục đẹp, để con cháu cùng nhớ về tổ tiên, tri ân nguồn cội, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Phong tục tảo mộ cuối năm của người Việt là một phong tục đẹp, để con cháu cùng nhớ về tổ tiên, tri ân nguồn cội, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Thông thường, nhiều gia đình sẽ đi tảo mộ từ ngày 20 tới 30 tháng Chạp, cố gắng hoàn tất trước giờ giao thừa.

Thông thường, nhiều gia đình sẽ đi tảo mộ từ ngày 20 tới 30 tháng Chạp, cố gắng hoàn tất trước giờ giao thừa.

"Gia đình chuẩn bị lễ chay hoặc lễ mặn tùy ý. Hiện nay, người ta thường chọn lễ chay để tránh sát sinh. Ngoài ra đồ cùng còn có đèn, chè, rượu, nước trong, tiền vàng, trầu cau, hương và quả. Đối với lễ chay, cần chuẩn bị thêm bánh trái, gạo, muối, bỏng, chén mật, xôi chè, bơ. Lễ mặn thì có thêm chân giò, gà luộc, rượu thịt hoặc khoanh giò...", bà Nguyễn Thu Ba, ngụ quận Tân Phú cho biết.

"Gia đình chuẩn bị lễ chay hoặc lễ mặn tùy ý. Hiện nay, người ta thường chọn lễ chay để tránh sát sinh. Ngoài ra đồ cùng còn có đèn, chè, rượu, nước trong, tiền vàng, trầu cau, hương và quả. Đối với lễ chay, cần chuẩn bị thêm bánh trái, gạo, muối, bỏng, chén mật, xôi chè, bơ. Lễ mặn thì có thêm chân giò, gà luộc, rượu thịt hoặc khoanh giò...", bà Nguyễn Thu Ba, ngụ quận Tân Phú cho biết.

"Mình đốt thêm vài cây nhang cho những mộ xung quanh, thắm đượm tình làng nghĩa xóm cho ông bà", ông Tân chia sẻ.

"Mình đốt thêm vài cây nhang cho những mộ xung quanh, thắm đượm tình làng nghĩa xóm cho ông bà", ông Tân chia sẻ.

"Hôm nay mình thắp nhang mộ bên cạnh, mai mốt người thân mộ xung quanh lên thăm cũng làm vậy với thân nhân mình, nghĩ thế nên thấy ấm lòng. Cuộc sống là sự sẻ chia, ngay cả một nén nhang cho người đã khuất cũng là bài học nhân văn dạy cho con cháu", ông Lê Thiện Chí tiếp lời ông Tân.

"Hôm nay mình thắp nhang mộ bên cạnh, mai mốt người thân mộ xung quanh lên thăm cũng làm vậy với thân nhân mình, nghĩ thế nên thấy ấm lòng. Cuộc sống là sự sẻ chia, ngay cả một nén nhang cho người đã khuất cũng là bài học nhân văn dạy cho con cháu", ông Lê Thiện Chí tiếp lời ông Tân.

"Đâu đó, chắc sẽ có người xa nhà, không về quê đành thắp một nén nhang trong lòng để nhớ ông bà vì đại dịch. Ai may mắn còn nhiều họ hàng ở quê, thì gửi gắm nhờ tảo mộ ông bà thay cho mình. Mình đi viếng ông bà, thắp nhang cho những ngôi mộ gần bên cũng làm ấm lòng tất cả", bà Nguyễn Thu Tuyết, ngụ quận Bình Thạnh tâm tư.

"Đâu đó, chắc sẽ có người xa nhà, không về quê đành thắp một nén nhang trong lòng để nhớ ông bà vì đại dịch. Ai may mắn còn nhiều họ hàng ở quê, thì gửi gắm nhờ tảo mộ ông bà thay cho mình. Mình đi viếng ông bà, thắp nhang cho những ngôi mộ gần bên cũng làm ấm lòng tất cả", bà Nguyễn Thu Tuyết, ngụ quận Bình Thạnh tâm tư.

"Xưa cứ mê tín, nghĩ đốt càng nhiều vàng mã thì người đã khuất phù hộ mình nhiều hơn. Giờ thấy quan trọng nhất ở đời là đạo đức. "Có đức mặc sức mà ăn", vàng mã mua đắt tiền mà đốt thì phí quá. Chính vì thế, giờ tôi không đốt nhiều vàng mã, chỉ đốt tượng trưng", chị Thảo chia sẻ.

"Xưa cứ mê tín, nghĩ đốt càng nhiều vàng mã thì người đã khuất phù hộ mình nhiều hơn. Giờ thấy quan trọng nhất ở đời là đạo đức. "Có đức mặc sức mà ăn", vàng mã mua đắt tiền mà đốt thì phí quá. Chính vì thế, giờ tôi không đốt nhiều vàng mã, chỉ đốt tượng trưng", chị Thảo chia sẻ.

Phạm Nguyễn

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nguoi-dan-tphcm-di-tao-mo-cuoi-nam-don-gia-tien-ve-an-tet-post1412964.tpo