Người đầu tiên mang ánh sáng cách mạng của Đảng đến với Hòa Bình

Là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc xa xôi nhưng có thể nói ánh sáng cách mạng của Đảng đến với nhân dân và các dân tộc trong tỉnh từ khá sớm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng ở Hòa Bình được xây dựng và ngày càng phát triển mạnh mẽ, hòa nhịp với phong trào cách mạng của cả nước.

Khu di tích lịch sử Chiến khu Mường Khói, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) là nơi lưu trữ nhiều tư liệu về những ngày tiền khởi nghĩa ở Hòa Bình. Ảnh: Đ.H

Khu di tích lịch sử Chiến khu Mường Khói, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) là nơi lưu trữ nhiều tư liệu về những ngày tiền khởi nghĩa ở Hòa Bình. Ảnh: Đ.H

Để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản vào Hòa Bình là cả một chặng đường lịch sử và người đầu tiên có công mang ánh sáng cách mạng của Đảng đến với tỉnh Hòa Bình là đồng chí Đào Gia Lựu, một cán bộ Đông dương Cộng sản Đảng ở Nam Định những năm 1929 - 1930. Và một điều đặc biệt là ngoài những thầy giáo người xuôi lên dạy học ở Hòa Bình thì những người đầu tiên được đồng chí Đào Gia Lựu tìm cách gây ảnh hưởng là những lang đạo có tinh thần dân tộc.

Trong cuốn Hồi ký cách mạng Hòa Bình do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hòa Bình phát hành năm 2005, đồng chí Đào Gia Lựu viết: "Vào tháng 8 năm 1929, tôi đi Hòa Bình. Trước khi tôi đi, Ban Chấp hành Tỉnh bộ Nam Định có trao đổi với tôi: Muốn hoạt động cách mạng ở Hòa Bình trước hết phải vận động, thuyết phục một số nhà lang mới có điều kiện đi vào quần chúng được… Chúng tôi còn bàn đến một số nhà lang có thể vận động được ở Hòa Bình, một số anh em biết Quách Vị (tuần phủ Hòa Bình), Quách Điêu là những nhà lang có tinh thần dân tộc ít nhiều. Phan Bội Châu cũng đã về Hòa Bình liên lạc với họ. Quách Điêu là một trong hai người nhận chết thay Phan Bội Châu. Họ có quan hệ ủng hộ Việt Nam quốc dân Đảng Nguyễn Thái Học”.

Nhận định rằng, nhà lang đồng lòng ghét Tây, đồng chí Đào Gia Lựu đã chủ động tuyên truyền Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản, phân tích đường lối hạn chế của quốc dân Đảng, từ đó lôi kéo họ theo cộng sản, chỉ cần họ có cảm tình là ta có thể đi vào quần chúng được. Vì vậy, ngay khi đến Hòa Bình, đồng chí Đào Gia Lựu đã tạo thiện cảm với nhà lang Quách Vị. Một nhà lang nữa mà đồng chí Đào Gia Lựu chú ý vận động là Quách Điêu, được nhà lang giúp đỡ, đồng chí đã vận động được một số người thuộc tầng lớp khá giả có hiểu biết. Ngoài một số nhà lang, đồng chí cũng tuyên truyền cho các ông giáo dạy ở Vụ Bản và một số người khác. Tuy chưa hình thành được tổ chức, nhưng những người được tuyên truyền vận động đã bày tỏ tình cảm rõ rệt với cách mạng. Ánh sáng của chủ nghĩa cộng sản cũng đã đến được với họ ở chừng mực nhất định. Nhớ lại những năm tháng tuyên truyền, vận động ở Hòa Bình, trong hồi ký của mình, đồng chí Đào Gia Lựu chia sẻ: "Tôi có ấn tượng sâu sắc về dân tộc Mường, họ không chỉ yêu nước mà còn yêu cái chữ nữa”.

Cuối năm 1929, đồng chí Đào Gia Lựu bị bắt nhưng ngọn lửa của chủ nghĩa cộng sản do đồng chí nhen nhóm không bị dập tắt mà tiếp tục bùng cháy bởi những người con yêu nước ở Hòa Bình, trong đó có nhiều quan lang hết lòng ủng hộ cách mạng. Ngay sau khi thoát khỏi nhà tù Nghĩa Lộ đầu năm 1945, đồng chí Đào Gia Lựu đã đến ở nhờ nhà ông Đinh Công Huy, một lang đạo có danh vọng lớn trong tộc người Mường. Từ đây, đồng chí cùng với nhiều anh em có tinh thần yêu nước tiếp tục tuyên truyền cách mạng, đi sâu và mở rộng tuyên truyền cả vùng Vĩnh Đồng, Kim Bôi, Hạ Bì, Nật Sơn… phát triển phong trào, đến khi thời cơ đến thì tổ chức cướp chính quyền về tay nhân dân.

Ông Lê Văn Bàng, Hội viên Hội khoa học lịch sử Việt Nam, là một người đã có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử Hòa Bình khẳng định: Có thể nói, sự kiện đồng chí Đào Gia Lựu đến hoạt động ở vùng Mường Lạc Sơn là một dấu mốc quan trọng đánh dấu tư tưởng cách mạng đến đến với Hòa Bình. Với vị trí là một thầy giáo, được các lang ở đây gọi là quan giáo, đồng chí Đào Gia Lựu không chỉ mang cái chữ đến với Hòa Bình mà còn thắp lên lòng yêu nước, tinh thần dân tộc trong các tầng lớp nhân dân ở Hòa Bình mà đồng chí đã tiếp cận. Dù sau này đồng chí bị bắt nhưng những tư tưởng cách mạng vẫn âm thầm bền bỉ cháy, hun đúc lên ý chí khat khao giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức bóc lột.

P.L

Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình Ngày 16-8, trả lời câu hỏi của phóng viên Việt Nam và nước ngoài liên quan việc tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc trở lại hoạt động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Ý nghĩa to lớn của cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám ở tỉnh Hòa Bình (HBĐT) - Đầu tháng 8/1945, cục diện Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bước vào thời điểm quyết định với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít. Ở châu Âu, phát xít Ý, phát xít Đức bị tiêu diệt. Ngày 9/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật và trong tuần lễ đầu tiên, Hồng quân Xô Viết anh hùng đã tiêu diệt hoàn toàn đội quân Quan Đông tinh nhuệ nhất của phát xít Nhật. Ngày 18/5/1945 phát xít Nhật chính thức công bố đầu hàng quân Đồng Minh vô điều kiện. Nhập, điều chỉnh 87 thôn, xóm, khu phố của 7 huyện trong toàn tỉnh (HBĐT) - Ngày 12/8, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1706/QĐ-UBND về việc nhập, điều chỉnh, đặt tên, đổi tên và thành lập mới thôn, xóm, khu phố thuộc 28 xã, thị trấn của các huyện Lạc Sơn, Mai Châu, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn, Đà Bắc và Tân Lạc. Phát huy truyền thống "Đoàn kết, sáng tạo, hiệp đồng, lập công, chiến thắng", xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc. Đại tá Hà Tất Đạt Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Giải pháp phát triển Đảng khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước Bài 3 - Phát triển Đảng gắn với nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đảng (HBĐT) - Để đẩy mạnh công tác phát triển Đảng khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước (DNNNN), theo đồng chí Bùi Mạnh Cường, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, gắn với trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu để thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TU của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 18/3/2019 của Ban Bí thư về tăng cường xây dựng tổ chức Đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân (Chỉ thị 33). Trao giải Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí Tối 15-8, tại Hà Nội diễn ra Lễ trao Giải báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí" (lần thứ hai), năm 2018 – 2019, do Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu ý kiến.

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/11/131953/nguoi-dau-tien-mang-anh-sang-cach-mang-cua-dang-den-voi-hoa-binh.htm