Người duy nhất được đụng chạm vào phi tử của vua mà không bị chém

Không phải thái giám, không phải cung nữ, đây là người duy nhất được đụng chạm vào phi tử của vua mà không bị xử chém.

Hậu cung cả ngàn giai tử, để kiểm soát và cũng tiện cho việc chăm sóc, triều đại phong kiến sinh ra tầng lớp hoạn quan.

Từ thời Đông Hán trở đi, toàn bộ hoạn quan đã bị thiến đi để tránh "vấy bẩn" hậu cung. Trong hoàng cung ngoài trừ Hoàng đế thì không thể có nam nhân thứ 2 được phép "làm liều" với các người đẹp.

Tất nhiên, tuyên bố trên là không chính xác, bởi vì ngoài Hoàng đế vẫn còn rất nhiều nam nhân khác lui đến hậu cung. Họ chính là tầng lớp thị vệ và các thái y.

Thái y cũng là nam nhân, tại sao Hoàng đế lại không hề lo lắng khi phái họ đến hậu cung xem bệnh cho các phi tần trong khi đó, việc khám chữa bệnh khá nhạy cảm.

Thứ nhất, xuất thân của thái y không phải hạng tầm thường. Họ là những người có gia thế, học vị, trải qua rất nhiều thăng trầm trong cuộc đời, là những người học cao hiểu rộng và kiến thức uyên bác nên bản thân họ hiểu rõ, điều gì là nên làm và không nên làm.

Với kẻ sĩ, với nhà nho học như thái y, hành động "hoạn" là một trong những điều sỉ nhục rất lớn với họ. Hơn nữa, các thái y đều là những người lớn tuổi, họ không còn đủ sức để trăng gió và không để cho dục vọng chiếm lĩnh bản thân.

Hơn nữa, việc thiến ít nhiều sẽ khiến sức khỏe của nam nhân suy yếu, phát sinh nhiều hệ lụy sau này – đặc biệt những người tài giỏi cần có dòng giống nối dõi để vẻ vang cho gia tộc.

Ngoài ra, khi thái y tiến vào hậu cung sẽ luôn có thái giám đi bên cạnh 24/7.

Toàn bộ quá trình xem bệnh sẽ được thái giám đứng cạnh theo dõi. Bất kỳ hành vi thất lễ nào của thái y đều lọt vào tầm mắt của thái giám và cung nữ.

Dĩ nhiên, họ không thể nào vì một phút giây mê sắc mà hủy hoại thanh danh cả đời.

Theo thủ tục, khi 1 phi tần cần xem bệnh, thái giám của phi tần ấy sẽ hô hoán cho thái giám tại Ngự dược phòng biết. Sau đó, chính những thái giám tại Ngự dược phòng sẽ đi mời thái y đến tẩm cung của hậu phi.

Trước hết các thái y bắt mạch cho hậu phi bằng một sợi chỉ đỏ hay còn gọi là "huyền ty bắt mạch" để tuân thủ quan niệm "nam nữ thụ thụ bất thân". Thậm chí các thái ý còn phải ngồi qua một phòng khác, cảm nhận mạch của bệnh nhân qua nhịp đập rung ở sợi chỉ được buộc vào cổ tay người đẹp.

Sau khi chẩn bệnh, thuốc được kê đơn được chia thành 2 phần, 1 phần để cho thái y chữa trị chính, viện phán (người đứng đầu thái y viện) và thái giám sử dụng trước. Nếu không có độc hoặc chuyện gì bất thường xảy ra, phần thuốc còn lại sẽ được đưa cho hậu phi dùng.

Đặc biệt, trong hoàng cung có một quy tắc: Nếu bệnh nhân qua đời thì lúc đó, thái y chịu trách nhiệm chữa trị sẽ bị cách chức hoặc trị tội, thậm chí còn có thể liên lụy đến gia đình, chu di tam tộc. Chính vì vậy, các thái y phải dồn hết sức vào việc chữa trị, không hề có thời gian để nghĩ đến vấn đề tư thông với các mỹ nữ hậu cung.

Nguyên Anh (Lược dịch)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/nguoi-duy-nhat-duoc-dung-cham-vao-phi-tu-cua-vua-ma-khong-bi-chem-a494954.html