Người giàu cũng khóc

Với người giàu, nếu định nghĩa hạnh phúc là có tiền, có tiếng nói, có nhà có xe thì họ đúng là quá hạnh phúc. Nhưng nếu định nghĩa hạnh phúc đơn giản là có nụ cười rất thật thì hạnh phúc của họ rất hiếm hoi.

Tiền không thực sự mua được hạnh phúc sao? Một bác sĩ tâm thần ở Hoa Kỳ đã được giới truyền thông phỏng vấn và nói rằng ông đã gặp nhiều người giàu có, tiến hành phân tích tâm lý cho họ và phát hiện ra rằng họ thực sự gặp nhiều rắc rối mà người bình thường gặp phải, thậm chí còn bắt nguồn từ những vấn đề khác.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bác sĩ tâm thần Carole Lieberman cho biết nhiều người cho rằng chỉ cần có đủ tiền thì cuộc sống sẽ ổn vì áp lực cơm áo gạo tiền sẽ giảm đi rất nhiều, nhưng thực tế không phải vậy.

Một trong những nghịch lý lớn nhất của việc trở nên giàu có là trong khi nhiều người gắn sự giàu có với tự do (điều này đúng ở một mức độ nào đó), thì nhiều người trở nên giàu có thực sự lại thấy mình là “tù nhân” của sự giàu có của chính họ.

Cô cho rằng tầng lớp trung lưu đang bận rộn theo đuổi việc trở nên giàu có. Những người giàu này thực sự thiếu cảm giác an toàn và sử dụng đồng hồ Rolex, xe Rolls-Royce,… để tượng trưng cho địa vị của mình, với hy vọng củng cố địa vị trong tầng lớp thượng lưu.

Cũng bởi vì người giàu thực chất đang đấu tranh một cách công khai và bí mật với nhau nên nhiều người giàu thường cảm thấy bị cô lập và các mối quan hệ của họ rất hời hợt.

Bà Amanda Falkson, một nhà trị liệu tâm lý cho những người giàu có tại Psychotherapy City, cho biết: “Mọi người có xu hướng coi những người giàu là người may mắn và hạnh phúc. Điều này không nhất thiết chính xác”. Bà nhấn mạnh rằng, họ cũng phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc khác nhau như: đau buồn, tổn thương, mất mát và các mối quan hệ đầy thử thách.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

“Sự giàu có có thể khiến con người ta rơi vào cảm giác cô đơn. Đôi khi mọi con mắt đều đổ dồn vào bạn để xem bạn làm gì với số tiền của mình”, bà Amanda Falkson nói. Bà đã khuyên một số bệnh nhân của mình rằng họ nên tìm đến các hoặc động từ thiện hoặc đóng góp di sản để tìm sự kết nối khi phải đối mặt với cảm giác bị cô lập.

Ngoài những cảm giác trên, người giàu còn có rất nhiều lo lắng dẫn đến một số hành vi không lành mạnh, chẳng hạn vì có ít hoặc không có thời gian để làm việc nên nhiều người cảm thấy cuộc sống của họ trở nên trống rỗng và vô mục đích, muốn tìm kiếm sự phấn khích hơn.

Con cái của những người giàu thường không khỏe mạnh về mặt tinh thần. Khi lớn lên trong một gia đình giàu có, cha chúng có thể bận rộn với công việc còn mẹ chúng là một người nghiện mua sắm. Trong những hoàn cảnh như vậy, cha mẹ có thể phạm tội hoặc ngoại tình để tìm kiếm sự phấn khích, con cái cũng có thể tìm đến ma túy hoặc rượu để lấp đầy sự trống rỗng bên trong mình.

Con nhà giàu ai cũng được ăn ngủ trên đống đồ hiệu, mưa không đến mặt, nắng không đến đầu, đó chỉ là tưởng tượng của chúng ta thôi.

Lieberman tin rằng những đứa trẻ xuất thân từ những gia đình giàu có sẽ luôn bào chữa, cho rằng chúng không cần phải chịu trách nhiệm hay tuân thủ các chuẩn mực xã hội.

T. Linh

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhonline.vn/nguoi-giau-cung-khoc-d198857.html