Người Hà Nội thích thú thả cá bằng 'cầu trượt' xuống hồ tiễn ông Công ông Táo về trời

Người dân ở một khu chung cư tại Hà Nội đã sáng tạo thiết kế 'hệ thống' đường ống nhựa như 'cầu trượt' để mọi người thả cá chép xuống hồ khiến ai ai cũng thích thú.

Sáng ngày 17/1 (23/1 âm lịch), ngày tiễn ông Công ông Táo về trời. Hôm nay mọi người cũng chuẩn bị đồ lễ thắp hương. Sau khi làm lễ xong có tục lệ thả cá chép tiễn ông Công ông Táo.

Sáng ngày 17/1 (23/1 âm lịch), ngày tiễn ông Công ông Táo về trời. Hôm nay mọi người cũng chuẩn bị đồ lễ thắp hương. Sau khi làm lễ xong có tục lệ thả cá chép tiễn ông Công ông Táo.

Tránh tình trạng để cá chép bị thương, hoặc đuối sức khi thả từ trên cao xuống, một khu chung cư tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã nghĩ ra cách làm “hệ thống” đường ống nhựa.

Tránh tình trạng để cá chép bị thương, hoặc đuối sức khi thả từ trên cao xuống, một khu chung cư tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã nghĩ ra cách làm “hệ thống” đường ống nhựa.

Các ống nhựa này dài vài mét.

Các ống nhựa này dài vài mét.

Trên miệng ông làm thành hệ thống máng rộng nối trực tiếp xuống hồ nước. Mọi người thả cá từ miệng ống nhựa sau đó cá sẽ trượt xuống hồ.

Trên miệng ông làm thành hệ thống máng rộng nối trực tiếp xuống hồ nước. Mọi người thả cá từ miệng ống nhựa sau đó cá sẽ trượt xuống hồ.

Chứng kiến cảnh tượng này nhiều người vô cùng thích thú.

Chứng kiến cảnh tượng này nhiều người vô cùng thích thú.

Nhiều gia đình cũng đưa trẻ nhỏ ra hồ thả cá để con cháu hiểu được tục lệ cổ truyền bao đời nay này.

Nhiều gia đình cũng đưa trẻ nhỏ ra hồ thả cá để con cháu hiểu được tục lệ cổ truyền bao đời nay này.

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa.

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa.

Ngoài ý nghĩa là “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời, phong tục thả cá chép còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.

Ngoài ý nghĩa là “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời, phong tục thả cá chép còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.

Trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Những thùng rác cũng đã để sẵn ngay tại nơi thả cá để mọi người bỏ túi nilon vào.

Những thùng rác cũng đã để sẵn ngay tại nơi thả cá để mọi người bỏ túi nilon vào.

Do lượng túi nilon quá nhiều bảo vệ liên tục dùng gậy nhấn xuống.

Do lượng túi nilon quá nhiều bảo vệ liên tục dùng gậy nhấn xuống.

Định Nguyễn

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/xa-hoi/mau-cuoc-song/nguoi-ha-noi-thich-thu-tha-ca-bang-cau-truot-xuong-ho-tien-ong-tao-6838067.html