Người hầu gái nào trở thành nhà khoa học nổi tiếng thế giới?

Từ một bà mẹ đơn thân sống bằng nghề giúp việc, người phụ nữ này đã trở thành nhà khoa học nổi tiếng tại Đài thiên văn Harvard, sau đó là cả thế giới.

 Williamina Fleming (1857-1911) là người gốc Scotland. Năm 19 tuổi, bà cùng chồng di cư sang Mỹ và sinh sống tại Boston, Massachusetts. Sau đó, bà bị chồng bỏ rơi ngay khi vừa mang thai đứa con đầu lòng.

Williamina Fleming (1857-1911) là người gốc Scotland. Năm 19 tuổi, bà cùng chồng di cư sang Mỹ và sinh sống tại Boston, Massachusetts. Sau đó, bà bị chồng bỏ rơi ngay khi vừa mang thai đứa con đầu lòng.

Fleming đã cố gắng kiếm sống bằng nghề giúp việc nhà và bất ngờ bén duyên với ngành nghiên cứu khoa học. Cuối cùng, bà trở thành nhà thiên văn học nổi tiếng nước Mỹ.

Fleming đã cố gắng kiếm sống bằng nghề giúp việc nhà và bất ngờ bén duyên với ngành nghiên cứu khoa học. Cuối cùng, bà trở thành nhà thiên văn học nổi tiếng nước Mỹ.

Williamina Fleming được Charles Pickering, giáo sư Vật lý kiêm Giám đốc Đài thiên văn Harvard thuê về giúp việc nhà. Không mất quá nhiều thời gian, Pickering nhận ra người phụ nữ này có óc quan sát và trí thông minh tuyệt vời.

Williamina Fleming được Charles Pickering, giáo sư Vật lý kiêm Giám đốc Đài thiên văn Harvard thuê về giúp việc nhà. Không mất quá nhiều thời gian, Pickering nhận ra người phụ nữ này có óc quan sát và trí thông minh tuyệt vời.

Thậm chí, đã có lần giáo sư hét lớn với nhân viên rằng người giúp việc của ông còn có thể làm tốt hơn họ. Sau khi sinh đứa con đầu lòng, Fleming đã được tiến cử vào vị trí trợ lý cho giáo sư Charles Pickering.

Thậm chí, đã có lần giáo sư hét lớn với nhân viên rằng người giúp việc của ông còn có thể làm tốt hơn họ. Sau khi sinh đứa con đầu lòng, Fleming đã được tiến cử vào vị trí trợ lý cho giáo sư Charles Pickering.

 Khi còn sinh sống ở quê nhà Scotland, Williamina Fleming vốn làm nghề dạy học ở Dundee, một làng quê ven biển. Ông James Fleming, người chồng đầu tiên hơn bà 15 tuổi là nhân viên kế toán. Hai người sau đó đã quyết định bỏ lại tất cả để di cư sang Mỹ.

Khi còn sinh sống ở quê nhà Scotland, Williamina Fleming vốn làm nghề dạy học ở Dundee, một làng quê ven biển. Ông James Fleming, người chồng đầu tiên hơn bà 15 tuổi là nhân viên kế toán. Hai người sau đó đã quyết định bỏ lại tất cả để di cư sang Mỹ.

 Bằng tài năng thiên bẩm trong lĩnh vực thiên văn học, Williamina Fleming đã xây dựng hệ thống phân loại và lập danh sách cho hơn 10.000 ngôi sao trong vòng 9 năm.

Bằng tài năng thiên bẩm trong lĩnh vực thiên văn học, Williamina Fleming đã xây dựng hệ thống phân loại và lập danh sách cho hơn 10.000 ngôi sao trong vòng 9 năm.

Đồng thời, bà cũng giới thiệu sơ đồ tổ chức chòm sao mới bằng cách gắn ký hiệu bảng chữ cái tiếng Anh cho các ngôi sao (từ A đến Q, bỏ qua J). Phương pháp phân loại dựa vào vạch hydro trên quang phổ sao của bà vẫn còn được dùng tới ngày nay.

Đồng thời, bà cũng giới thiệu sơ đồ tổ chức chòm sao mới bằng cách gắn ký hiệu bảng chữ cái tiếng Anh cho các ngôi sao (từ A đến Q, bỏ qua J). Phương pháp phân loại dựa vào vạch hydro trên quang phổ sao của bà vẫn còn được dùng tới ngày nay.

 Williamina Fleming nổi tiếng với việc phát hiện tinh vân Đầu Ngựa. Tổng cộng, bà đã khám phá 59 tinh vân, hơn 310 sao biến quang và 10 tân tinh (nova). Nhờ đó, Fleming trở thành thành viên danh dự của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia London.

Williamina Fleming nổi tiếng với việc phát hiện tinh vân Đầu Ngựa. Tổng cộng, bà đã khám phá 59 tinh vân, hơn 310 sao biến quang và 10 tân tinh (nova). Nhờ đó, Fleming trở thành thành viên danh dự của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia London.

 Trước khi mất, bà được Hiệp hội Thiên văn Mexico trao tặng huân chương Guadalupe Almendaro. Tên của bà cũng được dùng để đặt cho một hố lõm (miệng núi lửa) trên Mặt trăng (crater Fleming).

Trước khi mất, bà được Hiệp hội Thiên văn Mexico trao tặng huân chương Guadalupe Almendaro. Tên của bà cũng được dùng để đặt cho một hố lõm (miệng núi lửa) trên Mặt trăng (crater Fleming).

Theo Thúy Nga/Vietnamnet

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nguoi-hau-gai-nao-tro-thanh-nha-khoa-hoc-noi-tieng-the-gioi-1804403.html