Người hay uống nước cam cần nhớ nguyên tắc này

Nước cam chứa hàm lượng vitamin C lớn nên bạn cần lưu ý một số điều khi uống để hấp thu được chất dinh dưỡng tốt nhất.

Không nên uống nước cam vào buổi tối

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Không nên ăn và uống nước cam vào buổi tối, do nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ.

Ngoài ra, trước khi đi ngủ, nếu bạn uống nước cam, nước bọt không tiết nhiều như khi bạn còn thức, lượng a xít còn bám trên răng sẽ tấn công và làm hổng lớp men răng của bạn.

Tốt nhất bạn nên ăn và uống nước cam vào buổi sáng khi dạ dày còn trống (chưa ăn sáng), thời điểm này là tốt nhất, giúp dạ dày dễ hấp thu các chất dinh dưỡng.

Không uống nước cam ngay trước và sau khi uống sữa

Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy…

Do vậy không nên uống sữa giờ trước hoặc sau khi bạn đã ăn cam một giờ.

Uống nước cam khi uống thuốc

Theo Huffington Post, nhiều nghiên cứu đã chứng minh nước cam chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, huyết áp, từ đó làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc.

Ngoài ra, trong cam còn có chất tương tự narigin, gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc. Do vậy, tốt nhất khi bạn đang dùng kháng sinh, điều trị ung thư hay huyết áp cao thì không nên uống nước cam.

Uống nước cam khi ăn củ cải

Khi uống cam cùng với ăn củ cải, các flavonoid trong cam sẽ phân hủy trong đường ruột và thay đổi thành axit hydroxy và acid ferulic. Hai loại chất có thể tăng cường tác dụng ức chế axit thioxianic về tuyến giáp, dễ gây bướu cổ.

Uống nước cam khi ăn hải sản

Phần lớn hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent độc hại. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể.

Khi vào cơ thể, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide, hay còn gọi là thạch tín, gây ngộ độc cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nguoi-hay-uong-nuoc-cam-can-nho-nguyen-tac-nay/20210325103447665