Người hết lòng vì phong trào tâm năng dưỡng sinh
Yên Khánh là một trong những huyện có phong trào tâm năng dưỡng sinh phát triển mạnh với việc thu hút nhiều người dân tham gia tập luyện. Việc phát triển mạnh môn tâm năng dưỡng sinh ngoài lý do tự thân còn phải kể đến sự năng nổ trong phát triển phong trào của nhiều cá nhân, trong đó có cụ Phạm Văn Lượng, một người cao tuổi tại thôn Đức Hậu, xã Khánh Hồng.
Cụ Phạm Văn Lượngsinh năm 1945, lúc còn trẻ thoát ly gia đình làm công nhân, đến năm 1989 thì vềnghỉ chế độ hưu trí. Sau khi về quê, do tuổi cao cụ phải đối diện với nhiều cănbệnh: mất ngủ lâu dài, đau thần kinh thực vật, rối loạn tiền đình... Cụ Lượngđã chữa trị ở nhiều nơi nhưng bệnh không khỏi hẳn, gây khó khăn trong cuộc sốngtuổi già. Cũng vì sức khỏe yếu, cụ Lượng lúc nào cũng đau đáu tìm ra một mônthể thao phù hợp để tập luyện cải thiện sức khỏe.
Một cơ duyên ngẫu nhiên đã đưa cụ Lượng đến với môn tâm năngdưỡng sinh, đó là vào năm 2000, cụ Lượng nằm điều trị tại Quân y viện 145 (TamĐiệp), có một bệnh nhân cũng vào điều trị thường tập môn tâm năng dưỡng sinh.Sẵn có nhu cầu tập luyện cải thiện sức khỏe, cụ Lượng đã tìm hiểu và được ngươìbạn giới thiệu, mua giúp một cuốn tài liệu hướng dẫn việc tập luyện môn này.
Qua tìm hiểu tài liệu, cụ Lượng tỏ ra hứng thú đặc biệt với phương pháp tậpluyện này nên vào năm 2004, cụ đã chủ động theo học lớp học về tâm năng dưỡngsinh. Trải qua 7 tuần vừa nghiên cứu tư liệu, vừa học tập các phương pháp tậpluyện, cụ Phạm Văn Lượng cảm thấy trạng thái cơ thể thay đổi, sức khỏe được cảithiện rõ rệt.
Cũng chính điều đó tiếp thêm niềm tin cho cụ Lượng về việc cầntìm hiểu sâu thêm về môn tâm năng dưỡng sinh. Nhận được thông tin tại xã ChínhTâm (Kim Sơn) có mở lớp trợ giáo môn tâm năng dưỡng sinh trong thời gian 5tuần, dù địa điểm học cách nhà 18 cây số, cụ Lượng vẫn không quản ngại đường sáxa xôi đăng ký dự học. Kết thúc lớp trợ giáo, cụ lại đăng ký học nâng cao cấpđộ hướng dẫn viên trong vòng 75 ngày.
Quá trình tập luyện liên tục từ khi làmquen với tâm năng dưỡng sinh cho đến khi đạt trình độ hướng dẫn viên đã giúp cụLượng cải thiện cơ bản sức khỏe, các bệnh tật thường gặp cũng không phải dùngthuốc mà tự thuyên giảm… Quân bình mỗi ngày, cụ Lượng dành thời gian 90 đến 120phút ngồi bất động ở trạng thái kiết già. Việc chuyên tâm tập luyện các bài tậptâm năng dưỡng sinh mang lại kết quả rất tốt về mặt sức khỏe cho bản thân cụ.
Điều đáng quý nữa là cụ Lượng không chỉ tập luyện sức khoẻcho bản thân mà còn dành nhiều thời gian hướng dẫn cho những người bạn cao tuôỉcùng tập luyện. Cũng nhờ vậy mà tại thôn Đức Hậu có rất nhiều người tham giatập luyện môn tâm năng dưỡng sinh cùng cụ Lượng. Năm 2014, với sự năng nổ,nhiệt tình, tích cực và uy tín của mình, cụ Phạm Văn Lượng được bầu làm Chủnhiệm câu lạc bộ tâm năng dưỡng sinh phục hồi sức khỏe thôn Đức Hậu, xã KhánhHồng.
Với vai trò là chủ nhiệm câu lạc bộ, cụ Phạm Văn Lượng đãcùng các thành viên duy trì hoạt động của câu lạc bộ một cách thường xuyên, nềnnếp. Nhờ việc tập luyện đều đặn, nhiều hội viên đã tránh được các bệnh tật, cósức khỏe tốt. Sau thành công của câu lạc bộ tâm năng dưỡng sinh- phục hồi sứckhỏe thôn Đức Hậu,“tiếng lành đồn xa” cụ Lượng còn được nhiều xã khác mời thamgia hướng dẫn tập luyện cho những người mới làm quen với tâm năng dưỡng sinh.
Để hoàn thiện, nâng cao, thêm kỹ thuật tập luyện, cụ Phạm Văn Lượng còn thamgia sinh hoạt đều đặn lớp hướng dẫn viên do huyện hội tổ chức. Với những đónggóp tích cực của mình cho môn tâm năng dưỡng sinh, trong hai năm 2017 và 2018,cụ Lượng được Hội tâm năng dưỡng sinh- phục hồi sức khỏe khen thưởng.
Đức Bá