Người khuyết tật chật vật sau dịch Covid-19
Hiện nay, hàng nghìn người khuyết tật đang sống ở khu vực thành thị và nông thôn sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn sau dịch Covid-19.
Cho tới nay ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 là cực kỳ lớn, nó là nguyên nhân tác động mạnh đến từng nhóm đối tượng của tất cả các thành phần kinh tế khác nhau, nhiều người đã mất việc phải ở nhà. Trong đó, những người khuyết tật sẽ là những người bị tổn thương nhiều nhất trong xã hội. Sự chung tay giúp đỡ của toàn xã hội trong lúc này là điều vô cùng cần thiết đối với họ.
Chị Trần Thị Thanh Tú- chủ tịch hội người khuyết tật quận Hai Bà Trưng- Hà Nội. Ảnh: Bảo Ngân
Khi "cơn bão” Covid-19 ập đến, Hà Nội phát hiện ca dương tính đầu tiên vào đầu tháng 3 thì cũng là lúc gia đình chị Trần Thị Thanh Tú phải đóng cửa cơ sở tẩm quất, mát xa, trong con ngõ nhỏ trên phố Triệu Việt Vương vì không có khách hàng.
Trong căn nhà chỉ vẹn hơn 15m2 chị Tú tâm sự: “Mình là học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu - Hà Nội, ngoài việc học phổ thông mình được học nghề xoa bóp bấm huyệt trong trường. Từ đó, mình đã ý thức về công việc của mình làm sau khi tốt nghiệp. Sau một khoảng thời gian dài làm việc xoa bóp cho các cô chú trong xóm, năm 2017 mình đã mở được một phòng tầm quất, mát xa người mù bằng sự giúp đỡ của người thân”.
Khi dịch bệnh bùng phát, cơ sở dừng hoạt động dẫn đến không có thu nhập, chị Tú chỉ biết dựa vào sự hỗ trợ từ nhà nước với số tiền là 500 nghìn đồng/ tháng. Chị Tú tham gia vào đóng những gói tăm và bện chổi chít tại hội người mù quận Hai Bà Trưng để kiếm thêm thu nhập, nhưng công việc không đều đặn khiến chị không có thu nhập để tự nuôi sống bản thân.
Anh Phạm Công Định một người khiếm thị chia sẻ: "Mình từ một người bình thường, không may sau lần tai nạn khiến mình trở thành người khuyết tật. Dù đã đi xin việc làm ở rất nhiều nơi, nhưng mình thấy rằng một số nhà tuyển dụng đều so sánh mức độ nhanh nhẹn của người khuyết tật với người bình thường, đó là lý do mình đã chọn công việc hiện tại là làm tẩm quất, mát xa người mù. Công việc này giúp mình có thể tự nuôi dưỡng bản thân”.
Thực tế cho thấy những gia đình có người khuyết tật sẽ có nguy cơ nghèo cao hơn những gia đình không có người khuyết tật. Nhiều người khuyết tật sống trong cảnh nghèo, cận nghèo, sức khỏe hạn chế, thiếu việc làm và sống phụ thuộc vào trợ giúp của gia đình và xã hội”.
Đào tạo nghề luôn là khâu quan trọng giúp người khuyết tật có cơ hội việc làm mang lại thu nhập ổn định, đồng thời khẳng định giá trị của bản thân. Tuy nhiên, hiện nay công tác đào tạo, dạy nghề cho người khuyết tật sau dịch Covid-19 còn chưa được nhắc đến.
Có thể nói, khó khăn lớn nhất của người khuyết tật khi tiếp cận với việc làm tại các công ty, xí nghiệp là tâm lý mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân mình so với những người bình thường khác. Nhiều người khuyết tật luôn mặc cảm về ngoại hình của bản thân. Điều đó, đã làm cho người khuyết tật khó khăn hơn trong việc hòa nhập với cộng đồng.
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa- Giám đốc trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa xã Hữu Hòa (Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ, “Trung tâm khuyết tật Quỳnh Hoa dạy và làm các sản phẩm như tranh giấy, hộp giấy, lọ hoa giấy bán cho các công ty du lịch. Hiện tại do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên những sản phẩm các cháu làm ra đang để đầy trong tủ. Dẫu vậy, điều đáng tự hào là các thành viên ở đây đã tự nuôi được bản thân, giảm bớt gánh nặng cho xã hội”.
Tuy nhiên điều này không phải là đúng hoàn toàn, thực tế cũng có nhiều người khuyết tật nỗ lực tồn tại, vượt qua tâm lý mặc cảm của bản thân hòa nhập, giao lưu tạo lập nhiều mối quan hệ như những người lành lặn. Họ coi khuyết tật như một “tai nạn” để rồi vượt lên chính mình.
Người khuyết tật có thể tự tay tạo ra những sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao. Do đó, quan tâm đến việc đào tạo, tạo ra việc làm cho người khuyết tật sau dịch Covid-19, là điều vô cùng cần thiết giúp họ có thê tự nuôi sống bản thân.
Dưới đây là hình ảnh những sản phẩm mà người khuyết tật tự tay làm ra tại trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa (Thanh Trì, Hà Nội).ững
Những sản phẩm làm bằng giấy được người khuyết tật tỉ mỉ tạo ra. Ảnh: Bảo Ngân
Lượng công viêc của người khuyết tật tại trung tâm từ thiện Quỳnh Hoa giảm đi đáng kể. Ảnh: Bảo Ngân
Người khuyết tật có thể tạo ra những sản phẩm làm từ giấy thân thiện với môi trường. Ảnh: Bảo Ngân
Sản phẩm thiệp giấy tự tay người khuyết tật làm ra. Ảnh: Bảo Ngân
Phải mất một năm ngày một người khuyết tật mới có thể làm ra một chiếc giỏ. Ảnh: Bảo Ngân
Những chiếc giỏ đựng được tạo ra bằng giấy vô cùng độc đáo. Ảnh: Bảo Ngân
ưn
Những con vật được tạo nên bởi bàn tay người khuyết tật. Ảnh: Bảo Ngân
Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nguoi-khuyet-tat-chat-vat-sau-dich-covid-19-post81358.html