Người Kurd sốc với cảm giác bị Thụy Điển phản bội để kiếm vé vào NATO

Sau một thời gian đàm phán căng thẳng, cuối cùng thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng đồng ý mở đường cho Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO và những người tỵ nạn lo ngại họ bị Thụy Điển phản bội bán đứng.

Thỏa thuận của Thụy Điển với Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến lượng lớn người Kurd của nước này bị sốc, một số người coi đó là sự phản bội, nhưng phần lớn tự trấn an rằng bản thân họ không gặp rủi ro.

Từ ngạc nhiên đến thất vọng

Nghị sĩ đảng Cánh tả Yekbun Alp, nói với DN hôm thứ Tư rằng bà "vẫn còn bị sốc" bởi những gì đã có trong thỏa thuận.

Bà Alp nói: “Tôi đã bị dựng dậy bởi các cuộc gọi từ 3 giờ sáng đêm qua từ những người Kurd, những người đang lo lắng về điều này có thể có ý nghĩa gì. Nhiều người đã hỏi tôi nếu họ có trong danh sách."

Shiyar Ali, đại diện tại Thụy Điển của chính phủ do PYD lãnh đạo thuộc Cơ quan tự trị Bắc và Đông Syria, nói với DN rằng suy nghĩ đầu tiên của mình khi đọc thỏa thuận là Thụy Điển “cúi đầu trước một nhà độc tài”.

Ali nói: “Tôi nghĩ đến tất cả các nhà báo và nghị sĩ dân cử hiện đang ngồi tù ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi không được tôn trọng nhân quyền. Thổ Nhĩ Kỳ là một cường quốc đang chiếm đóng ở Syria, vì vậy việc đưa ra thỏa thuận này với Erdogan cho cảm giác không đúng. Nó cảm thấy đáng lo ngại”.

Sống lại trong lo lắng và mơ hồ

Ali nói rằng thỏa thuận mơ hồ một cách đáng lo ngại về cách thức dẫn độ từ Thụy Điển và sự phối hợp tình báo giữa hai nước sẽ hoạt động như thế nào.

“Ai là kẻ khủng bố? Ai quyết định? Những luật và quy tắc nào được áp dụng?” Ali đặt câu hỏi đồng thời phàn nàn: “Phần đó của thỏa thuận là cực kỳ không rõ ràng. Không có chi tiết nào, và điều đó khiến người ta lo lắng”.

Ali chỉ ra rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, có xu hướng mô tả hầu hết mọi đối thủ chính trị của mình, đặc biệt là những đối thủ người Kurd là "những kẻ khủng bố".

Yekbun Alp chỉ ra rằng cô là một trong năm người Kurd ở Thụy Điển bị bêu tên trên tờ báo Turkiye Gazetesi vì cáo buộc đã hợp tác với PKK, một nhóm mà Thụy Điển, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ coi là một tổ chức khủng bố.

Yekbun Alp nói: “Trong công việc của mình, tôi đã đứng lên đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền và là tiếng nói cho người Kurd. Và điều đó khiến Thổ Nhĩ Kỳ khó chịu, vì vậy họ gọi tôi là khủng bố, vì vậy nếu họ có ý đó khi nói tôi là khủng bố, thì tôi tự hào về điều đó. Nhưng tôi chưa bao giờ ủng hộ bạo lực hoặc khủng bố. Tôi tin vào đối thoại hòa bình”.

Nhà báo Levent Kenez cho biết mình không ngạc nhiên khi bị Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc là khủng bố. Kenez nói: “Erdogan mô tả tất cả phe đối lập là những kẻ khủng bố".

Tự trấn an Thụy Điển sẽ không dẫn độ

Cả Ali và Alp, cũng như các nhà bất đồng chính kiến và nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ - những người bị chính quyền Ankara yêu cầu dẫn độ - dường như đều không sợ rằng Thụy Điển rốt cuộc sẽ gửi họ trả lại cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Ali nói với TT rằng viễn cảnh mình sẽ phải chịu một yêu cầu dẫn độ theo thỏa thuận là rủi ro "cực kỳ nhỏ", nhưng Ali thừa nhận dù sao cũng mang lại cảm giác bất an từng có trước khi rời Syria để đến Thụy Điển 32 năm trước. Ali than vãn: “Tôi lại có cảm giác đó và tôi nghĩ điều đó thật khó chịu”.

Ragip Zarakolu, một nhà hoạt động nhân quyền và nhà xuất bản người Thổ Nhĩ Kỳ sống ở Thụy Điển, nói với SVT rằng thỏa thuận này nên được coi là "một kiểu quấy rối" đối với những người Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd bất đồng chính kiến, nhằm "làm tổn hại cuộc sống yên bình của những người bất đồng chính kiến sống bên ngoài Thổ Nhĩ Kỳ" .

Kenez, người bị Tòa án tối cao Thụy Điển từ chối dẫn độ vào năm ngoái, nói với SVT rằng mình bây giờ không cảm thấy Thụy Điển sẽ tăng cao khả năng dẫn độ mình hơn trước. Kenez nói: “Tôi là một nhà báo. Và đó không phải là một tội ác".

Khi Thụy Điển gọi cam kết với Thổ Nhĩ Kỳ là "thỏa thuận tốt"

Sau một thời gian đàm phán căng thẳng, cuối cùng thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng đồng ý mở đường cho Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg vui mừng cho biết: “Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thụy Điển đã ký một bản ghi nhớ giải quyết các mối quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả xuất khẩu vũ khí và cuộc chiến chống khủng bố.

Thủ tướng Thụy Điển Magdelena Andersson ca ngợi thỏa thuận này là một "thỏa thuận rất tốt”. Bà Andersson phát biểu: “Tất nhiên, thực hiện bước tiếp theo để trở thành thành viên NATO đầy đủ là điều quan trọng đối với Thụy Điển và Phần Lan. Nhưng đó cũng là một bước rất quan trọng đối với NATO, vì các quốc gia của chúng tôi sẽ là nhà cung cấp bảo mật trong NATO”.

Andersson cho biết bà đã cho nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ thấy những thay đổi trong luật chống khủng bố của Thụy Điển sắp có hiệu lực vào tháng tới. Thủ tướng Thụy Điển cho biết: “Và tất nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố và các thành viên NATO cũng làm như vậy với sự hợp tác chặt chẽ hơn với Thổ Nhĩ Kỳ.

Anh Tú (theo Locan.se)

Nguồn Một Thế Giới: https://1thegioi.vn/nguoi-kurd-soc-voi-cam-giac-bi-thuy-dien-phan-boi-de-kiem-ve-vao-nato-183801.html