Người mắc bệnh tim mạch có nguy cơ bị biến chứng nếu mắc Covid-19

Nếu người mắc bệnh tim bị sốt, viêm phổi có liên quan đến Covid-19 sẽ gây thêm 'căng thẳng' cho trái tim.

TS.BS Trần Thị Hải Hà, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Hữu Nghị chia sẻ, những người mắc bệnh tim có xu hướng mắc các bệnh tiềm ẩn khác như tăng huyết áp, tăng cholesterol, đái tháo đường và bệnh phổi… Những căn bệnh này làm suy yếu hệ thống phòng vệ sức khỏe của cơ thể (bao gồm cả hệ thống miễn dịch) chống lại nhiễm virus. Nếu người mắc bệnh tim mà bị sốt, viêm phổi có liên quan đến Covid-19 gây thêm căng thẳng cho trái tim. Thêm vào đó, tình trạng viêm do nhiễm trùng có thể làm hỏng niêm mạc mạch máu.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân bệnh tim mạch tại Bệnh viện Hữu Nghị. Ảnh: BVCC

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân bệnh tim mạch tại Bệnh viện Hữu Nghị. Ảnh: BVCC

Bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch cần bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý, đặc biệt trong dịch Covid-19 này.

Theo BS Trần Thị Hải Hà, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch… là những đối tượng có sức đề kháng yếu hơn. Nếu mắc bệnh Covid-19 thường bị biến chứng nặng, thậm chí tử vong. Do đó, bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch cần đặc biệt chú ý:

Không nên tham gia các lễ hội, du lịch hoặc đến những nơi đông người.

Nếu người già, người mắc bệnh mạn tính đang nằm viện thì người thân nên hạn chế đến thăm, để tránh mang theo virus lây bệnh.

Duy trì các điều trị thường quy như uống thuốc, thăm khám đúng lịch.

Tránh xa các nguồn lây nhiễm bệnh. (Những người có triệu chứng ho, sốt…)

BS Trần Thị Hải Hà cho rằng, để phòng ngừa bệnh tim mạch cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường dùng rau, củ, quả, tránh xa thức ăn nhanh và kết hợp với vận động.

BS Trần Thị Hải Hà cho rằng, để phòng ngừa bệnh tim mạch cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường dùng rau, củ, quả, tránh xa thức ăn nhanh và kết hợp với vận động.

BS Trần Thị Hải Hà cho rằng, để phòng ngừa bệnh tim mạch cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường dùng rau, củ, quả, tránh xa thức ăn nhanh và kết hợp với vận động.

Ăn uống đa dạng: Bao gồm thức ăn có nguồn gốc từ động vật (thịt, cá, trứng, sữa) và thực vật (rau củ, hoa quả, gạo, mì, các loại đậu).

Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng: Nên ăn định kỳ 3 bữa/ngày (người già 4 - 5 bữa/ngày), ăn đúng giờ quy định để tạo cho cơ thể hình thành phản xạ giúp tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh và dễ dàng.

- Hạn chế thức ăn có nhiều chất béo: Với chế độ ăn dành cho bệnh nhân suy mạch vành và bệnh nhân mắc bệnh động mạch chi dưới: Người bệnh không nên uống sữa chưa tách bơ, ăn sô cô la, uống ca cao và các loại cá béo (cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ), không dùng mỡ động vật, thịt lợn, thịt cừu, thịt vịt, thịt gà tây, thịt ngỗng.

Nên dùng các loại dầu có nhiều axít béo không no như dầu ngô, dầu hướng dương hoặc dầu ô liu khi chế biến thức ăn.

Nên dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, nhưng cũng phải hạn chế, không ăn quá 2-3 quả trứng trong một tuần và phải cách ngày. Hạn chế đồ ngọt, đồ mặn, bổ sung chất xơ, vitamin và chất khoáng./.

Minh Khánh/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/suc-khoe/nguoi-mac-benh-tim-mach-co-nguy-co-bi-bien-chung-neu-mac-covid19-1047121.vov