Người ngoài hành tinh giống người hay quái vật?
Các nhà vũ trụ học và vật lý thiên văn đều cho rằng những cuộc gặp gỡ với người ngoài hành tinh đang đến gần.
Người ta vẫn đang tìm kiếm những người anh em có trí tuệ trong vũ trụ và cũng vạch ra nhiều kịch bản cho cuộc gặp gỡ tương lai. Từ năm 1974, loài người đã gửi thông điệp đến các hành tinh xa xôi.
Dự án nổi tiếng nhất là những “chiếc đĩa vàng” mà tàu Voyager đã phát liên tục vào không gian vũ trụ, chứa đựng những “âm thanh đặc trưng của Trái Đất” và nhiều hình ảnh biểu tượng của loài người. Dự án thứ hai là những thông điệp vô tuyến từ năm 1974 đã gửi vào vũ trụ qua ăngten củakính thiên văn vô tuyến đặt tại Arecibo, Puerto-Rico.
Nhưng tất cả đều không có hồi âm. Có thể chúng quá phức tạp đối với các sứ giả của những thế giới khác hẳn chúng ta. Có thể người ngoài hành tinh không có thính giác nên không tái hiện được những âm thanh hoặc ngôn ngữ của họ chỉ dừng ở những bài ca của cá voi mà chúng ta vẫn hình dung là tiếng hát của các nữ thủy thần.
Gần đây 3 nhà khoa học từ Mỹ và Pháp là Dimitra Atri, Julia DeMartines và Jacob Haqq-Misra— hy vọng thay đổi tình hình bằng cách đưa ra những thông điệp mới, đơn giản hơn có thể dùng làm cơ sở để giao tiếp. Thông điệp ấy gọi là METI (Messaging to ExtraTerrestrial Intelligence- Thông điệp tới các nền văn minh ngoài Trái đất), chứa đựng các yếu tố như dạng mã hóa của tín hiệu, độ dài của chúng và quan trọng nhất là nội dung nói những gì.
Nhà thiên văn học của trường Đại học Kansas là Dimitra Atri, dự kiến chuyển các thông điệp trên sóng 1,42 GHz và 4,46 GHz, đặc trưng cho bức xạ điện từ của Thiên nhiên (tương ứng với tần số cộng hưởng của Hidro). Chúng sẽ được người ngoài hành tinh bắt sóng và giải mã dễ dàng bằng những thao tác kỹ thuật đơn giản nhất. Nhóm các nhà khoa học này cũng tổ chức các “hải đăng” của họ, phát ra các tín hiệu theo định kỳ và sử dụng bất cứ kính vô tuyến viễn vọng nào như kính tại Arecibo.
Cũng như đa số các nhà thiên văn khác chuyên về vấn đề này, nhóm dự kiến cả những cuộc tiếp xúc với người ngoài hành tinh. Họ cho rằng nếu những người ngoài hành tinh ở trình độ công nghệ như chúng ta, họ sẽ sử dụng robot vào việc tìm kiếm các nền văn minh khác. Vì thế mọi thông điệp cần phải rất logic về mặt toán học.
Tuy nhiên điều chủ yếu mà Аtri và đồng nghiệp của ông nhấn mạnh là các dự án trước đây quá thiên về con người (anthropocentric). Ông cho rằng: “Các sinh vật có 9 chân tay sống trên chòm sao Gliese – như giả định - chắc gì hiểu được logic của con người. Thậm chí những thói quen và kinh nghiệm kỹ thuật cần thiết để giải mã của họ dựa trên hệ quy chiếu khác. Họ không thể hiểu được cách nói bóng gió của chúng ta ví như hình vẽ con sói và con cừu là để chỉ những khái niệm về cái xấu và cái tốt”.
Аtri nói: “Chúng ta hiểu rất ít về các nền văn minh ngoài Trái đất, nhưng nếu nó thực sự tồn tại, thì chúng ta có thể tăng cường những cơ hội tiếp xúc bằng cách dùng những kiểu diễn đạt, mà người tiếp nhận có khả năng hiểu được” và bản thân ông đã gợi ý một số giải pháp. Ý tưởng đó không tồi, và những chi tiết tỉ mỉ về công việc này đã được công bố trên số tháng năm của Tạp chí Space Policy.
Cơ hội tìm thấy nền văn minh ngoài Trái đất trong thời gian qua đang tăng lên. Hàng năm các nhà thiên văn càng tìm ra nhiều hành tinh mới, nơi có xác suất của sự sống rất cao. Năm nào các nhà thiên văn họ cũng phát hiện ra các hành tinh mới, nên khả năng tìm ra sự sống trên những hành tinh mới đó là rất lớn. Tuy nhiên phải thấy rằng không phải những cuộc tiếp xúc đó đều thân thiện, cởi mở, mà phải sẵn sàng đối phó với tình huống xấu nhất, kể cả chuẩn bị một cuộc chiến tranh.
Tạp chí Philosophical Transaction của Hội Hoàng gia Anh, trong một só chuyên đề dành cho những cuộc tiếp xúc với nền văn minh ngoài Trái đất đã đề xuất các chính phủ trên toàn cầu rất cần phối hợp chặtchẽ để chuẩn bị cho những cuộc gặp gỡ này.Một số tác giả khẳng định, nếu quá trình tiến hóa của vũ tru theo đúng sơ đồ Darwin, thì những người ngoài hành tinh, cũng như những người Trái đất “có khuynh hướng dùng bạo lực và bóc lột nguồn tài nguyên của các hành tinh khác”. Theo họ Liên Hợp Quốc cần thành lập một “Nhóm hoạt động đặc trách vấn đề người ngoài hành tinh”, với chức năng vạch ra những kế hoạch mà các quốc gia phải làm khi diễn ra các cuộc tiếp xúc.
Ví dụ Simon Convey Morris, giáo sư Cổ sinh vật học, Trường Đại học Cambridge cảnh báo: "Chúng ta phải chuẩn bị những điều xấu nhất trong trường hợp tiếp xúc với nền văn minh ngoài Trái Đất”. Ông cho rằng sự sống sinh học trong vũ trụ cũng có những đặc trưng tương đồng như sự sống trên Trái Đất. Nếu quả thật những người ngoài hành tinh cũng giống với chúng ta thì rõ ràng việc tiếp xúc sẽ xấu nhiều hơn tốt”.
Giáo sư John Zarneki, Trường Đại học mở của Anh và Martin Dominick, Trường Đại học Saint Andrews cũng lặp lại những ý kiến đó. Họ tổ chức những cuộc tranh luận về trách nhiệm, một mặt của các chuyên gia và các nhà khoa học, một mặt của chính quyền về những hậu quả của một cuộc tiếp xúc mang tính bạo lực. Sự thiếu một kế hoạch phối hợp hành động giữa các chính phủ trước hiểm họa toàn cầu làm chọ họ lo lắng. Chỉ có thể tránh được điều đó nếu ngay từ bây giờ, bắt đầu một cách khẩn trương những việc cần làm ngay trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, theo Zarneki.
Vai trò của Liên Hợp Quốc về vấn đề người ngoài hành tinh đã được đề cập đến trong một Hiệp định về vũ trụ vào năm 1967 và từ ngày đó chưa lần nào xem xét lại. Hồi đó các thành viên của Liên Hợp Quốc đều nhất trí cho rằng, phương pháp tốt nhất để bảo vệ Trái Đất khỏi bị những người ngoài hành tinh “làm hại” là “vô hiệu hóa” họ. Nếu cho rằng, theo ý kiến của một số nhà vũ trụ học, bốn chủng tộc trên Trái đất – đó là những hậu duệ của những nhánh khác nhau thuộc các sinh vật có trí tuệ ngoài Trái Đất, thì chắc những cuộc tiếp xúc với họ sẽ nhẹ nhàng và thuận lợi hơn.