Trong lịch sử đế chế La Mã, một người nô lệ dám thách thức nền văn minh này khi lôi kéo được hơn 200.000 người đi theo để lật đổ đổ ách thống trị của giới cầm quyền. Nhân vật nổi tiếng lịch sử đó chính là Spartacus.
Hiện các nhà nghiên cứu chưa rõ năm sinh của Spartacus. Họ chỉ biết ông sinh ra và lớn lên ở Thrace (vùng Đông Nam châu Âu ngày nay). Vì muốn bảo vệ quê hương nên ông đã gia nhập quân đội La Mã để chống lại quân thổ phỉ.
Tuy nhiên, Spartacus về sau bị quân đội La Mã đem bán làm nô lệ rồi bị huấn luyện để trở thành võ sĩ giác đấu tại Capua, phía bắc Napoli. Theo đó, Spartacus phải tìm mọi cách để sống sót qua các trận đấu trên đấu trường.
Sống trong "địa ngục", Spartacus nung nấu ý định trả thù, thoát khỏi xiềng xích nô lệ. Sau một thời gian chuẩn bị, ông cùng hơn 70 nô lệ khác đã cùng bỏ trốn khỏi "lò" đào tạo võ sĩ giác đấu.
Tiếp đến, Spartacus tập hợp được hơn 120.000 nô lệ tại khu vực gần núi lửa Vesuvius để lên kế hoạch nổi dậy, chống lại chính quyền La Mã. Sự kiện này được lịch sử gọi là Cuộc chiến tranh nô lệ lần thứ 3 (diễn ra từ năm 73 trước Công nguyên - 71 trước Công nguyên).
Dưới sự dẫn dắt của Spartacus, lực lượng nổi dậy liên tiếp đánh bại nhiều cuộc trấn áp của quân đội La Mã. Do đó, ngày càng có nhiều người đi theo quân nổi dậy.
Những chiến thắng liên tiếp của quân nổi dậy do Spartacus chỉ huy khiến hoàng đế La Mã và giới cầm quyền lo lắng, "mất ăn mất ngủ".
Để tránh kịch bản tồi tệ nhất là đế chế bị lật đổ, hoàng đế La Mã hạ lệnh cử một đoàn quân với số lượng lớn cùng những chỉ huy tài ba như Marcus Licinius Crussus để dập tắt cuộc nổi dậy do Spartacus khởi xướng.
Theo đó, hai bên đã có cuộc đối đầu cam go, nảy lửa trong suốt một thời gian dài. Cuối cùng, với sức mạnh quân sự áp đảo và lực lượng được đào tạo bài bản, quân đội La Mã đánh bại Spartacus và dập tắt cuộc nổi dậy của hàng trăm ngàn nô lệ.
Spartacus được cho là bị giết chết trong trận chiến cuối cùng với quân sĩ La Mã. Dù cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng Spartacus trở thành anh hùng của những người nô lệ khi đám đứng lên chống lại sự cầm quyền khắc nghiệt của đế chế La Mã hùng mạnh.
Mời độc giả xem video: Đến thăm thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2.000 năm.
Tâm Anh (theo Ancient origins)