Người Sài Gòn đổ về các chùa cúng rằm tháng Giêng

Ngày rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) lượng người đổ về các chùa ở Sài Gòn để lễ Phật, cầu an tăng đột biến.

 Dân gian tương truyền thường có câu: “Lễ chùa quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. Điều này nói lên rằng, Rằm tháng Giêng là 1 trong những ngày lễ quan trọng đối với người dân Việt Nam, và đó cũng là lý do ngày này người người đều đổ về các chùa để cầu an.

Dân gian tương truyền thường có câu: “Lễ chùa quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. Điều này nói lên rằng, Rằm tháng Giêng là 1 trong những ngày lễ quan trọng đối với người dân Việt Nam, và đó cũng là lý do ngày này người người đều đổ về các chùa để cầu an.

 Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới Âm lịch. Đây là một trong những ngày rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới Âm lịch. Đây là một trong những ngày rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.

 Vì vậy, ngay từ sáng sớm, người dân TP.HCM đã bắt đầu đổ về các chùa lớn như Vĩnh Nghiêm, Phước Viên, Việt Nam quốc tự, Phổ Quang,... để làm lễ, cầu bình an cho cả năm.

Vì vậy, ngay từ sáng sớm, người dân TP.HCM đã bắt đầu đổ về các chùa lớn như Vĩnh Nghiêm, Phước Viên, Việt Nam quốc tự, Phổ Quang,... để làm lễ, cầu bình an cho cả năm.

 Nhiều người chờ xin câu đối, lấy lộc bình an đầu năm.

Nhiều người chờ xin câu đối, lấy lộc bình an đầu năm.

 Nhiều người dân tập trung cầu an trước tượng Quan Thế âm bồ tát.

Nhiều người dân tập trung cầu an trước tượng Quan Thế âm bồ tát.

 Đối với các Phật tử, đi chùa đầu năm là để thành tâm khấn nguyện cầu an lành và may mắn cho cả năm, là tháng để mọi người chăm sóc đời sống tâm linh mình mong khởi sự cho một năm làm việc mới.

Đối với các Phật tử, đi chùa đầu năm là để thành tâm khấn nguyện cầu an lành và may mắn cho cả năm, là tháng để mọi người chăm sóc đời sống tâm linh mình mong khởi sự cho một năm làm việc mới.

 Lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được mọi người cúng vào ngày chính rằm (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch).

Lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được mọi người cúng vào ngày chính rằm (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch).

 Cô gái dâng nén hương lên đức Phật sau những lời cầu nguyện.

Cô gái dâng nén hương lên đức Phật sau những lời cầu nguyện.

 Mọi người đến chùa để cầu bình an cho bản thân và gia đình.

Mọi người đến chùa để cầu bình an cho bản thân và gia đình.

 Giờ “chuẩn” để cúng Rằm tháng Giêng theo phong tục từ xưa của cha ông ta là thường cúng vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h trong ngày). Vì vậy, dù trưa nắng nhiều người vẫn đổ về chùa để cúng Rằm.

Giờ “chuẩn” để cúng Rằm tháng Giêng theo phong tục từ xưa của cha ông ta là thường cúng vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h trong ngày). Vì vậy, dù trưa nắng nhiều người vẫn đổ về chùa để cúng Rằm.

>>> Đọc thêm: Trắng đêm dâng lễ chùa Bà Thiên Hậu ngày rằm tháng Giêng

Video: Đến chùa dâng sao giải hạn là việc làm sai lầm

Thy Huệ

Nguồn VTC: http://vtc.vn/nguoi-sai-gon-do-ve-cac-chua-cung-ram-thang-gieng-d303093.html