Người thầy thuốc quê hương '5 tấn' gắn bó với mảnh đất Cố đô

Sau nhiều lần nhờ chắp mối tôi mới gặp được Đại tá, Bác sỹ Chuyên khoa I Đỗ Văn Bình, Chủ nhiệm Khoa tai - mũi - họng, Bệnh viện Quân y 5, Cục Hậu cần, Quân khu 3 trong ngôi nhà nhỏ ấm cúng tại phố Phúc Thái, phường Phúc Thành (thành phố Ninh Bình).

Đại tá Đỗ Văn Bình khám cho người bệnh tại Khoa tai - mũi - họng. Ảnh: Minh Quang

Thầy thuốc Đỗ VănBình cho biết, anh vào nghề Y như một cái duyên, bởi gia đình anh không có aitheo nghề này và gắn bó với nó đến nay tròn 28 năm tại Bệnh viện Quân y 5. “Tôisinh ra trong một gia đình thuần nông tại xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnhThái Bình. Sau khi tốt nghiệp lớp 10, tôi tình nguyện xung phong đi bộ đội vàđược cử đi học tại trường Văn hóa Quân khu 2, sau đó thi vào Học viện Quân y.Những ngày học tập tại trường, đó là những ngày tháng đất nước còn nhiều khókhăn, thiếu thốn, nên những bác sĩ được đào tạo trong Học viện Quân y mangtrong mình một sứ mệnh cao cả là phải học tập nghiêm túc, thực sự say nghề, nỗlực cố gắng để có được trình độ nhất định, sau này không chỉ cứu chữa bệnh chonhững người lính trong quân ngũ mà tất cả những người dân có nhu cầu...” – Thâỳthuốc Đỗ Văn Bình nhớ lại những năm tháng học tập tại Học viện Quân y.

Năm 1991, sau khitốt nghiệp chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa, bác sĩ Bình được Cục cán bộ, Bộ Quốc phòngphân công về công tác tại Bệnh viện Quân y 5 tỉnh Ninh Bình, cách xa gia đìnhvà quê hương Thái Bình gần 100km. Xác định ở đâu cũng là nhiệm vụ và được chămsóc sức khỏe cho những người lính nói riêng, cho nhân dân nói chung là tráchnhiệm và nghĩa vụ cao cả, bác sĩ Bình rất vui vẻ và yên tâm nhận nhiệm vụ. Khicông việc mới tạm thời ổn định tại Bệnh viện Quân y 5, trước sự động viên củacấp trên, dù lúc này vợ anh đang mang bầu người con thứ nhất đã 7 tháng, nhưnganh vẫn tình nguyện tăng cường ra công tác tại đảo Phan Vinh, Quần đảo TrườngSa 2 năm. Tại đây anh có những ngày tháng gắn bó với cuộc sống vất vả, gian khổcủa những người lính hải quân và có được kỷ niệm đáng nhớ khi cùng đồng đội tạiBệnh xá Quân y Đảo Phan Vinh cấp cứu, vận chuyển kịp thời 21 thương bệnh binhbị bỏng trên tàu 611 vào bờ an toàn, không để xảy ra thương vong, được Bộ Tưlệnh Hải quân tặng Bằng khen cho tập thể Bệnh xá và cá nhân bác sĩ Bình.

Có 28 năm côngtác tại Bệnh viện Quân y 5, kinh qua nhiều nhiệm vụ, công tác ở nhiều khoa,phòng, từ khoa Truyền nhiễm, khoa Ngoại chung, sau này là Khoa tai - mũi -họng, ở vị trí công tác nào, từ khi là bác sĩ, cho đến khi là Chủ nhiệm Khoa,Đại tá Đỗ Văn Bình luôn xác định rõ trách nhiệm của mình để nỗ lực cố gắng,hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, làm gương cho các bác sĩ, nhân viên trẻtại khoa, tại bệnh viện. Những năm mới lập gia đình, vợ một mình ở tập thể, xagia đình nội ngoại, con còn nhỏ, cuộc sống gia đình khó khăn, nhưng bác sĩ Bìnhvẫn tình nguyện ra công tác tại đảo, sau đó tiếp tục đi học chuyên khoa cấp I,hệ sau đại học, Học viện Quân y, giúp mình có một trình độ chuyên môn vữngvàng. Đồng thời, trong quá trình công tác, anh không ngừng học tập, nghiên cưúthêm tài liệu và học hỏi thêm từ các đồng nghiệp, bạn bè.

Đặc biệt, dù công việc chuyên môn khá bận rộn,vất vả, hàng chục năm liền anh là bác sĩ chính tại khoa tai - mũi - họng, đảmnhiệm chủ yếu công việc tại khoa, hàng tháng khám cho 600-700 lượt người bệnh,điều trị nội trú cho 600-700 người/năm, thực hiện phẫu thuật cho trên dưới 200ca bệnh/năm và nhiều nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu, phối hợp thực hiện nhiệmvụ quân - dân y kết hợp..., nhưng bác sĩ Bình vẫn dành thời gian nghiên cưúkhoa học và là người chủ trì đảm nhiệm nhiều đề tài khoa học, được áp dụng hiêụquả trong khám chữa bệnh tại Bệnh viện Quân y 5, trong đó phải kể đến các đềtài như: “áp dụng kỹ thuật vá màng nhĩ bằng cân cơ thái dương tự thân”; “Một sốnhận xét chẩn đoán và kết quả điều trị qua 27 ca đường rõ bẩm sinh tai mũi họngtừ tháng 1/2014 đến tháng 12/2015”; “Nhận xét qua 12 ca dị vật họng, thực quảnđược khám và điều trị tại Bệnh viện Quân y 5”; “Đánh giá kết quả phẫu thuật cắtAmydal được gây mê nơi khí quản dùng dao điện máy ERBEIC 300”... là những đềtài khoa học do anh làm chủ, được thực hiện đều đặn hàng năm, khẳng định sự hamhọc hỏi, say mê nghiên cứu khoa học của bác sĩ Bình nhằm áp dụng các kỹ thuậtmới trong chẩn đoán và điều trị cho người bệnh ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

Với những cốgắng, trách nhiệm của mình đối với người bệnh và nhiệm vụ được giao tại Bệnhviện Quân y 5, Đại tá Đỗ Văn Bình được nhận nhiều danh hiệu cao quý như Bằngkhen, Giấy khen của Cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Quân khu, như: Bằng khen của Bộ Tư lệnh Hải quân do hoànthành xuất sắc nhiệm vụ tại đảo Phan Vinh, Quần đảo Trường Sa, năm 1995; Bằngkhen của Bộ Tư lệnh Quân khu 3 do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phong tràoquân y tốt năm 1994-1996, ba năm liền 2011 đến 2013 đạt danh hiệu Chiến sỹ thiđua cấp Quân khu.

Gần 30 năm gắn bóvới nghề y, với mảnh đất Ninh Bình, Đại tá Đỗ Văn Bình cho rằng, như một cái“duyên” với mảnh đất Ninh Bình, từ khi quen và lập gia đình với người vợ hiệnnay, cùng nuôi dạy những người con ngoan ngoãn, trưởng thành, có một gia đìnhấm êm, hạnh phúc để yên tâm công tác và phấn đấu cho nghề nghiệp. Con gái cảcủa anh sau khi tốt nghiệp Học viện Bưu chính Viễn thông đang công tác tại Tậpđoàn Sam Sung, đã lập gia đình và sống hạnh phúc; còn con trai thứ 2 là một họcsinh chuyên Toán, đạt thủ khoa khối B trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, hiệnlà sinh viên đa khoa năm thứ 3, Trường Đại học Y Hà Nội. “Tôi quen vợ tôi khitrực tiếp chữa bệnh cho mẹ cô ấy. Là trai quê hương Thái Bình, lớn lên đi bộđội rồi đi học chỉ biết học, khi về đây công tác cũng không quen biết ai, khigặp cô ấy tôi thấy phù hợp và gắn bó với nhau đến nay gần 30 năm. Tôi luôn biếtơn và trân trọng người vợ của mình, không chỉ chu toàn việc đối nội, đối ngoại,chăm lo, dạy dỗ con cái tốt, mà vợ tôi còn là người tâm lý, hiểu chồng, thườngxuyên động viên, chia sẻ kịp thời những khó khăn, đặc thù của nghề quân y màchồng gắn bó. Và tôi là người có 2 quê hương, 2 chốn để đi về: Cả Thái Bình vàNinh Bình yêu thương...” - Đại tá Đỗ VănBình chia sẻ thêm.

Mỹ Hạnh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nguoi-thay-thuoc-que-huong-5-tan-gan-bo-voi-manh-dat-co-do-20190830081910513p4c7.htm