Người trẻ và hành trình vượt qua 'Kỳ thi lớn nhất cuộc đời': 'Quả ngọt' nào cho việc theo đuổi đam mê?

Theo đuổi đam mê chưa bao giờ là điều dễ dàng nhưng đó lại 'số hạng' vô cùng quan trọng trong công thức thành công của một con người. Ở bài viết này, hãy cùng Hoa Học Trò, Học viện MAAC & Arena Multimedia lắng nghe những câu chuyện về hành trình vượt qua 'Kỳ thi lớn nhất cuộc đời' để đi theo tiếng gọi con tim của những người trẻ ở thời hiện đại.

Can đảm vượt qua “Kỳ thi lớn nhất cuộc đời” để gia nhập ngành VFX-3D-Games

Mỗi người đều luôn có “kỳ thi lớn nhất cuộc đời” của bản thân. Đó không phải là những kỳ thi lên lớp hay cuối cấp, mà là lúc bạn buộc phải tự trả lời những câu hỏi từ sâu thẳm bên trong: Bạn yêu thích điều gì? Bạn có đam mê với công việc của mình không? Hay bạn có hạnh phúc với những gì mình đang làm? Có người “thi” từ rất sớm nhưng cũng có những người khi đã đi qua bao thăng trầm mới bước vào kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời mình.

Chẳng phải ai cũng may mắn nhận ra đam mê của mình từ rất sớm nhưng Đinh Hoàng Long (sinh năm 1997) đã biết mình muốn làm nghề gì ngay từ khi còn là một cậu học sinh cấp 2. Đam mê luôn được bắt nguồn từ những sở thích nhỏ nhất. Chỉ với một chiếc điện thoại Nokia cũ, cậu bé lớp 7 năm nào đã tự ghép clip, chỉnh hiệu ứng. Dần dà, sở thích ấy đã len lỏi vào sâu tiềm thức của Long, trở thành giấc mơ mà cậu chắc chắn phải theo đuổi.

Ai cũng có thể biết mình yêu thích điều gì nhưng để theo đuổi đến cùng thì đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Cậu artist trẻ bộc bạch: “May mắn nhận ra đam mê ngay từ khi học cấp Hai và vượt qua "kỳ thi lớn nhất cuộc đời" để theo đuổi đến cùng. Từ đó, sở thích làm phim đã trở thành “món gia vị” không thể thiếu trong cuộc sống của mình!”.

Đinh Hoàng Long - MAACster từng tham gia thực hiện hậu kỳ cho các bộ phim lớn của Netflix lẫn điện ảnh Việt.

Đinh Hoàng Long - MAACster từng tham gia thực hiện hậu kỳ cho các bộ phim lớn của Netflix lẫn điện ảnh Việt.

Từ cậu nhóc đam mê làm video năm nào, Long giờ đây đã trở thành VFX Artist tại một trong những studio hàng đầu Việt Nam ở độ tuổi còn rất trẻ, tham gia thực hiện hậu kỳ cho nhiều bộ phim lớn trong và ngoài nước. Bên cạnh những nỗ lực, thành công của Long còn đến từ sự can đảm khi dám ước mơ, dám theo đuổi đam mê ngay sau khi tốt nghiệp THPT.

Với Phan Vũ Yến Nhi (sinh năm 1994), cô nàng cũng bén duyên với niềm đam mê nghệ thuật từ khi còn bé. Vốn có tình cảm đặc biệt với phim ảnh, hành trình trưởng thành của cô nàng gắn liền với hiệu ứng quay phim, góc máy, âm thanh, ánh sáng... Sở thích lớn dần mỗi ngày và khi đạt đến “điểm bùng phát”, nó trở thành ngọn lửa đam mê, nuôi dưỡng sự nghiệp mà Nhi mong muốn theo đuổi.

Tuy nhiên, sự đào thải và tính chất khắc nghiệt của ngành đã trở thành rào cản khiến Yến Nhi không nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình ngay từ đầu. Không phải là những câu hỏi về đam mê như những người khác, thử thách trong quá trình làm nghề chính là “kỳ thi” mà cô nàng buộc phải vượt qua nếu muốn tiếp tục đi lâu và đi dài cùng sự nghiệp.

Dù gặp nhiều thử thách khi theo đuổi ngành nhưng Yến Nhi vẫn không hề từ bỏ giấc mơ.

Dù gặp nhiều thử thách khi theo đuổi ngành nhưng Yến Nhi vẫn không hề từ bỏ giấc mơ.

Sau tất cả, khát vọng theo đuổi VFX luôn chảy trong người đã tiếp thêm cho Nhi sự bản lĩnh để chinh phục đam mê. Dù gặp phải nhiều thử thách, nữ artist tài năng vẫn kiên cường vượt qua, chinh phục “kỳ thi lớn nhất cuộc đời” mình bằng những thành quả thuyết phục sau hành trình dài đầy nỗ lực.

Ngược lại với Nhi và Long, cô nàng 9X đời đầu Phạm Ngọc Như Ý đã quyết định từ bỏ công việc ở ngành Dược Thú y để gia nhập ngành Kỹ xảo Điện ảnh khi đã bước sang tuổi 30. Ở độ tuổi cần bảo đảm cho mình sự ổn định trong cuộc sống, ấy thế mà Như Ý vẫn quyết tâm rẽ hướng để theo đuổi đam mê mà mình vô tình “bỏ quên” khi thanh xuân còn chưa “quá lứa lỡ thì”.

So với những bạn theo đuổi đam mê khi còn trẻ, rõ ràng lựa chọn chuyển hướng sang một lĩnh vực hoàn toàn khác của Như Ý chính là “kỳ thi” khó khăn nhất mà cô phải đối mặt. Nhưng với cô, tình yêu với VFX đã đem đến nguồn động lực to lớn, giúp Như Ý vận dụng hết 100% công sức để vượt qua: “Mình là kiểu người đã thích là phải nhích. Chính vì vậy khi nhận ra sự yêu thích đối với VFX, mình đã vô cùng hào hứng mà viết thêm một trang giấy mới về cuộc đời.”

 Như Ý giờ đây hoàn toàn hạnh phúc với quyết định rẽ hướng, dựng xây lại sự nghiệp dù có phải bắt đầu ở độ tuổi nào đi chăng nữa.

Như Ý giờ đây hoàn toàn hạnh phúc với quyết định rẽ hướng, dựng xây lại sự nghiệp dù có phải bắt đầu ở độ tuổi nào đi chăng nữa.

Cùng Hoa Học Trò và Học viện MAAC & Arena Multimedia vượt qua thử thách “Kỳ thi lớn nhất cuộc đời”

Với mục đích cổ vũ, khuyến khích các bạn trẻ Gen Z ở độ tuổi từ 15 - 22 trên toàn quốc dũng cảm theo vượt qua rào cản định kiến để theo đuổi đam mê thực sự của bản thân, Báo Hoa Học Trò phối hợp cùng Hệ thống Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia & Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC tổ chức cho các bạn trẻ tham gia “Kỳ thi lớn nhất cuộc đời”.

Các bạn có thể gửi bài dự thi dưới hai hình thức viết hoặc podcast (audio). Đối với hình thức viết, bài viết cần đảm bảo độ dài từ 1200 - 2000 chữ. Đối với hình thức podcast (audio) cần đảm bảo dung lượng 5 - 7 phút.

Như nhà bác học Albert Einstein đã từng nói: “Mỗi người là một thiên tài. Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời với niềm tin rằng nó là kẻ đần độn”, BTC “Kỳ thi lớn nhất cuộc đời” tin rằng mỗi một cá thể luôn có một thế mạnh riêng. Điều quan trọng nhất là chúng ta hiểu được thế mạnh đó và dám thể hiện ra ngoài theo quan điểm của mình.

Những người trẻ trên đây, không cùng độ tuổi, xuất phát điểm khác nhau, nhưng họ đều vượt qua “kỳ thi” của cuộc đời, tự mình tìm ra muốn gì và làm gì để có thể hạnh phúc mỗi ngày. “Đam mê” chính là kim chỉ nam trong cuộc sống, chỉ cần dám theo đuổi và dám vượt qua “kỳ thi lớn nhất cuộc đời”, bạn đã nắm chắc niềm hạnh phúc mà nhiều người ao ước.

Thông tin chi tiết về cuộc thi, vui lòng xem: TẠI ĐÂY

BIỆT ĐỘI HOA HỌC TRÒ

Nguồn HHT: https://hoahoctro.tienphong.vn/nguoi-tre-va-hanh-trinh-vuot-qua-ky-thi-lon-nhat-cuoc-doi-qua-ngot-nao-cho-viec-theo-duoi-dam-me-post1432957.tpo