Người Việt nào có sách in ở nước ngoài hơn 400 năm trước

Huấn đồng thi tập, Đa thức tập, Ngôn chí thi tập, Mai Lĩnh sứ hoa thi tập, đều do Phùng Khắc Khoan sáng tác. Trong đó, 'Ngôn chí thi tập' là tập thơ lớn được viết trong khoảng 70 năm, từ khi ông 16 tuổi, đến năm 86 tuổi. Tập thơ này có khoảng 7 cuốn, 260 bài, tiếc rằng đến nay đã thất lạc gần hết.

Theo "", trong thời gian đi sứ phương Bắc khoảng năm 1597, Phùng Khắc Khoan dâng lên vua Minh 30 bài thơ. Vua Minh cầm bút phê rằng: "Người hiền tài ở đâu mà không có. Trẫm xem thơ, thấy hết lòng trung thành của Phùng Khắc Khoan, rất đáng khen ngợi", liền sai đưa xuống khắc in để ban hành trong nước. Khi ấy, sứ Triều Tiên là Hình tào tham phán Lý Toái Quang viết tựa cho tập thơ.

Ảnh minh họa.

Phùng Khắc Khoan là một trong những danh nhân khoa bảng lỗi lạc trong sử Việt. Sinh thời, ông viết cả sách chữ Nôm lẫn Hán. Cả 3 tác phẩm: Lâm tuyền vãn, Ngư phủ nhập Đào nguyên, Chu Dịch quốc âm ca. Trong đó, "Ngư phủ nhập Đào nguyên" là khúc ca do ông làm khi bị đày vào Nghệ An vì trái ý vua; "Lâm tuyền vãn" là bài vãn ca về cảnh sống nơi rừng suối, gồm 185 câu thơ lục bát; "Chu Dịch quốc âm ca" là sách diễn nghĩa về kinh dịch.

Huấn đồng thi tập, Đa thức tập, Ngôn chí thi tập, Mai Lĩnh sứ hoa thi tập, đều do Phùng Khắc Khoan sáng tác. Trong đó, “Ngôn chí thi tập” là tập thơ lớn được viết trong khoảng 70 năm, từ khi ông 16 tuổi, đến năm 86 tuổi. Tập thơ này có khoảng 7 cuốn, 260 bài, tiếc rằng đến nay đã thất lạc gần hết.

Ngoài văn, thơ, Phùng Khắc Khoan còn viết một số sách về các lĩnh vực khác như: Phùng Thượng thư sấm (Lời sấm của Thượng thư họ Phùng), Binh gia yếu chỉ (Những phương lược trọng yếu của nhà binh), Tư thiên gia truyền chú (Chú giải bộ sách gia truyền về việc xem xét thiên văn)...Những bộ sách này hiện đã thất lạc, không còn căn cứ xác thực.

Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, danh thần của chúa Nguyễn là Đào Duy Từ đã làm một chiếc mâm 2 đáy và bài thơ bí hiểm để gửi trả lại sắc phong cho vua Lê. Triều thần Lê - Trịnh xem xong không ai hiểu gì, mãi sau này khi hỏi ý kiến của Phùng Khắc Khoan, bài thơ mới được giải đáp.

Năm 1630, theo kế của

Đào Duy Từ , chúa Nguyễn đã cho làm chiếc mâm để dâng cống vua Lê - Chúa Trịnh, trên mâm ghi bài thơ: Mâu nhi vô dịch / Mịch phi kiến tích / Ái lạc tâm trường / Lực lai tương địch. Khi thay vua Lê nhận phẩm vật, chúa Trịnh thấy bài thơ khó hiểu, hỏi khắp các quan trong triều không ai giải được. Chỉ khi có người tiến cử trạng nguyên Phùng Khắc Khoan (trạng Bùng), bài thơ mới được giải. Vừa đọc, trạng Bùng đã hiểu ngay ngụ ý của bài thơ. Ông giảng giải: Ý của bài thơ là “Dư bất thụ sắc” nghĩa là “ta không nhận sắc”. Ý của chúa Nguyễn là không chịu nhận sắc phong của vua Lê - chúa Trịnh nữa, muốn đứng ra lập triều đình riêng ở Đàng Trong. Ảnh: Sách “Đại Nam thực lục tiền biên” phản ánh việc Đào Duy Từ hiến kế cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên không nhận sắc của vua Lê chúa Trịnh.

Theo sách “Kế chuyện danh nhân nước Việt”, Phùng Khắc Khoan (1528-1613) thi đỗ Hoàng giáp, có kiến thức sâu rộng nên được nhân dân tôn làm Trạng Bùng (ông sinh ra ở làng Bùng, Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Tây).

Theo sách “Kể chuyện sứ thần Việt Nam”, trong thời gian đi sứ nhà Minh, Trạng Bùng có công mang giống cây ngô và vừng về trồng ở Việt Nam. Ngoài ra, ông cũng được cho là có công truyền nghề dệt the lượt mỏng cho người Việt.

Theo Hà Sơn/Zing

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nguoi-viet-nao-co-sach-in-o-nuoc-ngoai-hon-400-nam-truoc/20210128103347343