Người vùng cao vươn lên từ sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nước
Thông qua việc triển khai hiệu quả chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững đời sống của người dân xã vùng cao Liên Minh ngày càng được được cải thiện.
Tập trung tranh thủ mọi nguồn lực
Liên Minh là xã vùng cao đặc biệt khó khăn nằm ở phía Nam của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên trên 7.300 ha, với 4 dân tộc (Kinh, Tày, Nùng, Dao) sống Toàn xã có trên 1.100 hộ với trên 5.000 nhân khẩu, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 58%.
Trước năm 2014, xã Liên Minh gần như chưa có đường nhựa hoặc bê tông, giao thương, đi lại không thuận lợi; nhiều nơi chưa có điện lưới quốc gia; kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tự phát. Thêm vào đó, địa hình bị chia cắt bởi hệ thống các khe, suối nên đời sống của bà con vô cùng khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo luôn chiếm trên 50% số hộ của xã.
Bà Vũ Thị Tình, Chủ tịch UBND xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên cho biết: Trước đây, việc đi lại của bà con trong xã vô cùng khó khăn khi chưa có đường nhựa hoặc bê tông, giao thương, đi lại không thuận lợi, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tự phát. Bên cạnh đó, địa hình bị chia cắt bởi hệ thống các khe, suối nên đời sống của bà con vô cùng khó khăn, số hộ nghèo luôn chiếm tỷ lệ cao.
Những năm qua, nhờ tập trung tranh thủ mọi nguồn lực đặc biệt là vận dụng sáng tạo và lồng ghép hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo là người đồng bào DTTS có được công việc ổn định, cuộc sống đỡ vất vả hơn.
Các hộ gia đình thoát nghèo, yên tâm an cư lạc nghiệp
Gia đình chị Lý Thị Hiền xóm Ngọc Mỹ, xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên trước đây là một trong những hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, gia đình có 5 nhân khẩu, sống trong căn nhà dột nát, mỗi khi mưa to gió lớn cả nhà lại sống trong sự lo âu. Tháng 6 năm 2023, được gia đình chị được nhà nước hỗ trợ 44 triệu đồng và cho vay 40 triệu đồng để xây dựng một căn nhà mới.
Đến nay, sau 1 năm, có dịp ghé thăm căn nhà mới của gia đình chị Hiền, hiện ra là một căn nhà khang trang, kiên cố trên diện tích 110m2, với 4 phòng ngủ, các phòng đều đã được lát gạch, lợp ngói đỏ, đầy đủ các thiết bị.
Không giấu được niềm vui, hạnh phúc, chị Hiền bộc bạch: “Có nằm mơ tôi cũng không dám nghĩ lại có ngôi nhà kiên cố như thế này. Tôi rất biết ơn cấp ủy, chính quyền tỉnh, huyện, xã và bà con lối xóm đã giúp đỡ. Có nhà mới, cả gia đình giờ chỉ lo tập trung làm ăn để cuộc sống ngày càng ổn định và khấm khá hơn.
Anh Phan Văn Tiệp, Trưởng xóm Ngọc Mỹ xã Liên Minh chia sẻ: Từ sự sẻ chia, chung tay giúp đỡ của cộng đồng xã hội, nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn xóm Ngọc Mỹ đã và sẽ có nhà xây vững chắc để ổn định cuộc sống, thêm động lực vươn lên thoát nghèo. Thời gian tới, chúng tôi rất mong muốn cấp ủy, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia ủng hộ đóng góp, hỗ trợ bằng nhiều hình thức, qua đó có thêm những chính sách an sinh được triển khai hiệu quả, từ đó từng bước giúp các hộ gia đình thoát nghèo, yên tâm an cư lạc nghiệp.
Như vậy, thông qua việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia cùng với các chính sách dân tộc của địa phương, diện mạo vùng DTTS và miền núi trên địa bàn huyện Võ Nhai đã có những thay đổi căn bản, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào từng bước được cải thiện.
Các chính sách đã có tác động mạnh mẽ, tạo sức lan tỏa sâu rộng lớn, động viên đồng bào DTTS phát huy nội lực, cùng với hỗ trợ của Nhà nước, nỗ lực vượt qua khó khăn, phấn đấu phát triển kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Từ nguồn lực đó đã khơi dậy ý chí, tinh thần vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu trong vùng dân tộc.
Đến nay, trên địa bàn xã không còn có hộ dân ở nhà tạm hay dột nát; tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố đạt trên 77,4%; thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt khoảng 39 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, nếu năm 2016 là 55% thì năm 2022 chỉ còn 12,67%.