Người xưa không có điện nên dùng nến,đèn dầu đọc sách trong đêm nhưng vì sao không ai bị cận thị?

Hiện nay cận thị đã trở thành một hiện tượng phổ biến, nhất là ở giới trẻ. Mặc dù cận thị hiện nay phần lớn là do sự gia tăng sử dụng điện thoại di động và máy tính nhưng đọc sách cũng là một nguyên nhân chính gây ra cận thị.

Thời cổ đại không có đèn điện, môi trường đọc sách lại càng kém hơn, vậy người xưa có bị cận thị không?

Mọi người đều biết rằng ở Trung Quốc cổ đại không có điện, muốn học hành chăm chỉ thì việc đọc sách buổi tối là điều không thể tránh khỏi. Trong thời cổ đại, nến được sử dụng để thắp sáng, ánh sáng của nến dịu, không những không đủ độ sáng mà ánh sáng còn có màu vàng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong tình huống này, đọc chắc chắn là không thoải mái. Hơn nữa phạm vi của ánh nến cũng rất nhỏ, vì vậy cần phải giữ chân nến bên cạnh khi bạn đọc sách. Khi có gió thổi, và ánh nến sẽ rung chuyển, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc chiếu sáng và đọc sách.

Lịch sử cũng từng chứng kiến những người chăm chỉ học hành, bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng đọc sách. Chúng ta đều biết rằng tình trạng này rất có hại cho thị lực, vậy người xưa đã làm cách nào để tránh cận thị?

Nhiều người có thể nghĩ rằng thị lực của người xưa không tốt lắm. Thật ra, đây không phải vấn đề. Mặc dù người xưa có người bị cận thị vì đọc sách nhưng tỷ lệ này rất ít. Mặc dù ánh nến không có lợi cho việc đọc sách, nhưng người xưa thường đọc sách và đọc tin tức, họ thường lắc đầu. Điều này có thể giải tỏa các dây thần kinh của não và cổ ở mức độ lớn, nhờ đó mắt được thư giãn và hoạt động hiệu quả.

Một lý do khách chính là cơ chế thích nghi của cơ thể, khi mà toàn bộ thời xưa người ta đều chỉ có ánh đèn dầu hoặc nến, ra đường thì theo ánh sáng trăng hoặc đốt đuốc. Người xưa sớm tiếp xúc với các loại ánh sáng này từ nhỏ tới lớn, nên mắt họ cũng điều tiết theo. Vì vậy ít khi bị cận khi sử dụng các nguồn sáng này. Đồng thời, điều quan trọng nhất là mặc dù không có đèn điện nhưng họ cũng không có các sản phẩm điện tử như máy tính, điện thoại di động - những sản phẩm rất có hại cho mắt. Ngoài ra, người xưa rất ít khi ở nhà, đa phần thường xuyên đi ra ngoài đi lại nên có thể đỡ mỏi mắt, thị giác tự nhiên cũng không tệ lắm.

Một lý do nữa đưa ra cũng khá hợp lý là người xưa khi viết chữ, học hành phải dùng bút lông, loại bút có thân dài nên khi viết buộc phải để mắt cách xa trang giấy, chữ viết thời đó cũng là bộ chữ Nôm, chữ Hán - kích cỡ chữ lớn hơn chữ latin ngày nay. Những điều này cũng giúp giảm đi nguy cơ cận thị.

- Video: Cụ bà dẫn cá trê đi dạo trên đường phố. Nguồn: Người lao động/Newsflare.

Theo Bảo vệ Công lý

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nguoi-xua-khong-co-dien-nen-dung-nen-den-dau-doc-sach-trong-dem-nhung-vi-sao-khong-ai-bi-can-thi/20231105105527878