Người xưa răn dạy 'chính tà xem mắt mũi, thật giả xem môi', nhớ nhìn kỹ những chỗ này để tránh bị lừa
Theo nhân tướng học mà người xưa đúc kết thì người tốt người xấu thể hiện qua đường nét mắt mũi tướng môi. Bạn có tin không.
Người xưa nói tướng tự tâm sinh, thế nên người xưa rất quan trọng khi quan sát đánh giá một người. Thông qua hình tướng có thể nhận ra nhiều đặc điểm tính cách của người đó. Theo đó ánh mắt đường mũi bờ môi có thể phản ánh được lòng người tốt xấu, thật giả.
Chính tà xem mắt mũi là gì?
Cổ nhân quan niệm nhìn thấu một người rất quan trọng, nếu xấu tốt thật giả không phân biệt được thì dùng người sao nổi. Và theo đúc kết của người xưa thì muốn biết ai gian ai thật, ai chính ai tà thì nhớ nhìn mắt nhìn mũi. Những người mà mắt lé mũi lệch, người này chắc chắn lòng dạ không ngay thẳng. Đôi mắt thể hiện tâm tính một người. Người xưa nói ánh mắt là cửa sổ tâm hồn. Phẩm hạnh và suy nghĩ thể hiện qua ánh mắt. Ngày nay nhiều chuyên gia cũng đã nghiên cứu ra bài trắc nghiệm nhìn ánh mắt để đánh giá được tâm lý tội phạm, tâm lý một người, phát hiện ra họ đang nói dối hay nói thật dựa vào cử chỉ đưa mắt lên xuống, trái phải thì trò chuyện.
Đôi mắt liên quan trực tiếp tới suy nghĩ của não bộ. Do đó khi nghe ai đó nói kết hợp với nhìn mắt đưa đi hướng nào thì nhà tâm lý, nhân tướng học sẽ nhận ra đó là lời nói dối hay nói thật. Theo nhân tướng học những người không dám nhìn trực diện người khác khi trò chuyện là người gian manh, dối dá. Khi nói chuyện ánh mắt và láo liên, không nhìn thẳng thì chắc chắn không chân thành. Còn những người có cánh mũi mỏng, mũi dẹt, gập gềnh, mũi hẹp, cánh mũi mỏng thường là người rất chắc lép, hẹp hòi chặt chẽ. Người có mũi nở, to thường hào sảng và đường đời may mắn.
Bởi vậy khi nhìn nhận một người cổ nhân thường nhìn thẳng vào mắt mũi họ. Những ai gian dối sẽ không dám nhìn người đối diện lâu, còn những người can đảm ngay thẳng sẽ mặt đối mặt, ánh mắt sáng cương nghị.
Thật giả xem môi là sao?
Những biểu hiện trên môi có thể đánh giá được một người có chân thành đôn hậu hay không. Những người chân thành thường có đường miệng môi vuông vắn,tròn trịa không trề môi, nhếch mép. Những người có chủ kiến giữ tướng miệng nói nghiêm túc. Còn những người miệng lưỡi nhếch lên, trề xuống là người không chân thành, không ngay thẳng. Nghe lời ăn tiếng nói từ tốn thành thật sẽ tin cậy, mồm loa méo dải là gian dối, nói như tôm tép nhảy là không chân thành, bốc phét. Người mà nói lời khích tướng, khi nói nghiêng mặt nhếch môi lên thường là người xấu, tâm địa không tốt.
Người có tướng môi dày là người xởi lởi cởi mở, người môi mỏng là giảo hoạt ngụy biện ngạo mạn kiêu căng.
Do đó người xưa thường đánh giá sự chân thành giả dối của một người dựa vào những nét này trên gương mặt. Ngày nay quan niệm về thẩm mỹ thay đổi nên nhiều người chỉnh sửa hình tướng gương mặt. Nhưng ánh mắt và dáng điệu của môi thì khó phẫu thuật. Thế nên lời nói của người xưa vẫn còn có những ý nghĩa áp dụng để phán đoán nhận định một người khi giao tiếp với họ. Những người mà luôn quay đi không nhìn vào người đối diện khi nói là rất có vấn đề. Những người giọng nói và cách đặt môi trề dài, giọng nói giảo hoạt là những người cần phải cảnh giác.
*Thông tin mang tính tham khảo.