Người xưa tránh thai kiểu gì? Nghe xong muốn 'nhịn luôn cho khỏe'
Nhu cầu tránh thai thì thời nào cũng có. Trong thời cổ đại y học và hiểu biết còn hạn chế, con người đã có những biện pháp tránh thai nghe đã thấy gai người.
Quan hệ nam nữ vốn là thú vui từ xa xưa, nếu muốn tránh thai thì mọi người đều nghĩ đến việc sử dụng bao cao su đầu tiên. Tuy nhiên, thời xa xưa, khi chưa có bao cao su, người ta tránh thai bằng cách nào? Dưới đây là 8 phương pháp tránh thai được người cổ đại sử dụng:
1. Phương pháp tránh thai khẩn cấp của hoàng đế và phi tần
Thời cổ đại, hoàng đế có tam cung lục viện, số lượng phi tần không đếm xuể. Sau khi thị tẩm, hoàng đế sẽ quyết định xem phi tần đó có được giữ lại "giống rồng" hay không. Theo ghi chép về triều Thanh, sau khi hoàng đế thị tẩm, thái giám sẽ phải xin mệnh lệnh có giữ lại "giống rồng" hay không. Nếu hoàng đế nói không, thái giám sẽ ấn nhẹ vào hậu huyệt của phi tần để "giống rồng" chảy ra ngoài. Đây được xem là phương pháp tránh thai khẩn cấp trong cung cấm xưa.
2. Thuốc tránh thai xạ hương
Xạ hương là vị thuốc quý, chủ yếu có tác dụng ức chế tử cung, khiến người phụ nữ không thể mang thai, thậm chí vô sinh. Do đó, phụ nữ có thai không được dùng thứ này. Thời xa xưa, có một phương pháp tránh thai là cho xạ hương vào rốn phụ nữ. Theo ghi chép lịch sử, vào thời nhà Hán, trong hậu cung Hán Thành Đế Lưu Ngao có hai chị em Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức. Họ đã dùng "miếng dán bụng" làm bằng xạ hương để tránh thai nhằm giữ vững vị trí độc quyền trong hậu cung và chiếm lấy lòng hoàng đế. Tuy nhiên, miếng dán rốn này đã thất truyền từ lâu.
3. Phương pháp treo ngược thân, bí quyết tránh thai cung đình
Dân gian có ghi chép rằng nghệ tây là một phương pháp tránh thai bí mật được lưu truyền trong hoàng cung. Nếu hoàng đế không thích một cung nữ mang thai sau khi sủng hạnh người này thì thái giám sẽ treo ngược nàng lên, dùng dung dịch nghệ tây để rửa "vùng kín" của nàng. Người ta cho rằng điều này sẽ khiến người phụ nữ không thể mang thai.
4. Thuốc ngừa thai
Truyền thuyết nói rằng loại thuốc này chỉ cần uống một lần sẽ không mang thai cả đời. Thành phần chính là nước pha bột cuống hồng hoặc rượu gạo ủ bột cuống hồng. Nhưng thực tế nguyên liệu gì thì không thể kiểm chứng. Đây là lý do tại sao nhiều phụ nữ ở các nhà thổ thời cổ đại sau khi thoát khỏi nghề này lại không bao giờ có con.
5. Thuốc độc
Từ thời cổ đại, một số phụ nữ ở các nhà thổ Trung Quốc đã sử dụng những loại thuốc độc trong y học cổ truyền để tránh thai, chẳng hạn như thủy ngân, asen, strychnine. Với liều lượng lớn có thể gây tử vong, nhưng liều nhỏ sẽ phá thai. Hơn nữa, phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai này sẽ bị vô sinh suốt đời. Thường thì khi sa vào con đường "buôn phấn bán hương", các tú bà sẽ lén bỏ chất độc vào thức ăn, nước uống của những cô gái để tránh thai mà họ không hay biết.
6. Tránh thai bằng hạt lựu
Phương pháp tránh thai lâu đời nhất thế giới có thể đã được người Ai Cập cổ đại phát minh và sử dụng cách đây 4.000 năm. Đó là một dụng cụ hình nón làm từ hạt lựu và sáp, hạt lựu chứa estrogen tự nhiên, và hoàn toàn có thể ức chế quá trình rụng trứng giống như thuốc tránh thai, mặc dù không hiệu quả bằng viên thuốc hiện nay nhưng nó thực sự có thể ức chế việc mang thai.
7. Chiếc "bao cao su" nguyên thủy
Ngày xưa cũng có ghi chép về việc sử dụng "bao cao su". Người ta sử dụng ruột động vật, có nơi là ruột cừu, cũng có nơi là bóng đái lợn để làm "bao cao su" thời cổ đại.
Nhưng dựa vào ghi chép lịch sử thật sự, "bao cao su" được sử dụng trong các triều đình thời Trung Cổ phương Tây là ruột động vật. Người Trung Quốc cổ đại còn dùng mỡ cá làm "bao cao su". Trong các bộ sưu tập của bảo tàng có bao cao su được người cổ đại làm từ ruột cừu, hình dáng khá giống với hình mẫu của bao cao su hiện đại.
8. Sử dụng phân động vật
Hơn 3000 năm trước, tại Ấn Độ và Ai Cập, phân của những động vật như cá sấu, voi được cho là có sức mạnh huyền bí đã được sử dụng trong các phương pháp tránh thai. Thực sự, vì phân của những động vật này có độ axit cao, nó thực sự có khả năng diệt tinh trùng. Tuy nhiên, mùi hôi mạnh từ phân động vật rõ ràng ảnh hưởng đến "niềm vui" giữa các cặp vợ chồng thời cổ đại.