Nguồn gốc và phong tục của Tết trung thu

Tết Trung thu là ngày lễ đoàn viên, ở nhiều nước trong khu vực châu Á, người ta coi Trung thu như một ngày trọng lễ và được tổ chức linh đình.

Tết Trung thu là ngày lễ đoàn viên, ở nhiều nước trong khu vực châu Á, người ta coi Trung thu như một ngày trọng lễ và được tổ chức linh đình.

Nguồn gốc Tết Trung thu

Tết Trung là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em (Tết Thiếu nhi).

Vào ngày này, trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he,... và được ăn bánh nướng, bánh dẻo.

Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa.

Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và sự tích về chú Cuội.

Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Đây là ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân-Thu. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam, là một ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

Tại Trung Quốc, sử sách ghi lại rằng, vua Đường Minh Hoàng (713-741) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng 8 âm lịch.

Trong đêm Trung thu, trăng rất tròn và trong sáng thì nhà vua thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng.

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng 8 lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng cùng vua và Dương Quý Phi Dương Ngọc Hoàn.

Vì là ngày lễ vua hạ chỉ nên từ đó trở về sau, dân chúng nhà Đường mở tiệc rất to vào Rằm tháng Tám, đồng thời treo đèn lồng và thả hoa đăng để nguyện cầu sức khỏe cho vua và mong 1 năm an lành bình yên.

Trung thu ở các nước châu Á

Nhật Bản

Trung thu ở Nhật Bản được tổ chức 2 lần và được gọi là lễ Zyuyoga vào ngày 15/8 Âm lịch, và lần thứ 2 sau đó 1 tháng, vào ngày 13/9 Âm lịch.

Zyuyoga đối với người Nhật chính là lễ hội nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu. Đây là thời điểm trăng tròn nhất, người ta thường đổ xô ngắm trăng.

Món ăn trong ngày thưởng trăng của người Nhật là Dango - một loại bánh bao được làm từ bột gạo nếp được trộn với nước và giã thành bánh cùng trang trí với cỏ susuki, khi thưởng thức là phải dùng cùng với trà, dưới ánh trăng thanh lộng gió.

Hàn Quốc

Tết Trung thu (hay còn được người dân địa phương gọi là Lễ Tạ ơn -Chuseok) là một trong 3 lễ hội lớn trong năm ở Hàn Quốc, người dân thường được nghỉ tới 3 ngày.

Vào buổi sáng sớm ngày đầu tiên của lễ Chuseok, toàn bộ gia đình người Hàn Quốc sẽ tụ họp tại gian nhà chính, nơi bày bàn thờ tổ tiên để tiến hành các nghi lễ tưởng niệm với món ăn chủ đạo được dùng để cúng bái là Mebap (cơm gạo mới vừa thu hoạch).

Công việc quan trọng nhất trong ngày Tết Chuseok là việc thể hiện đạo lý và lòng hiếu thảo với tổ tiên - nghi thức Beolcho và Seongmyo.

Vào ngày Chuseok, các gia đình người Hàn Quốc sẽ cùng đến phần mộ của tổ tiên, cắt cỏ dại và dọn dẹp khu vực xung quanh mộ.

Ở Hàn Quốc, bánh trung thu còn có tên là Songpyeon (Bánh trăng khuyết). Nguyên liệu chính làm bánh gồm có bột gạo, đậu đỏ, đậu nành, vừng…Người dân cũng tổ chức nhiều trò chơi truyền thống như kéo co, đấu vật, yutnori, kangkangsulle… trong dịp Trung thu.

Tết Trung thu ở Thái Lan được gọi là "lễ cầu trăng", tổ chức vào đúng ngày 15/8 âm lịch.

Trong đêm Trung thu ở Thái, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng, mọi người sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất.

Malaysia

Tết Trung thu ở Malaysia có nhiều nét tương đồng với Việt Nsm nhất. Họ cũng làm bánh trung thu, có lễ hội ngắm trăng, ăn bánh và rước đèn.

Bánh Trung Thu ở Malaysia rất chú trọng đến sự sáng tạo. Do đó, hình dạng bánh rất đa dạng. Ngoài bánh truyền thống hình tròn, bánh trung thu ở Malaysia còn có hình sò biển, bông hoa hoặc ngôi sao.

Iran

Theo lịch địa phương, vào ngày 16/7 Dương lịch, người dân Iran sẽ cùng đón tết Mehrgan, tương tự như tết Trung thu.

Dịp lễ này diễn ra trong vòng 6 ngày, là lễ hội lớn nhất trong năm sau lễ năm mới Nowruz.

Trong những ngày này, mọi người cùng nhau thưởng thức các loại nông sản thu hoạch được và cầu nguyện về một mùa màng tươi tốt sắp tới.

Minh Anh (Tổng hợp)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/nguon-goc-va-phong-tuc-cua-tet-trung-thu-a445976.html