Nguồn gốc, ý nghĩa của Thỏ Ngọc, cá chép dịp Trung Thu

Theo tín ngưỡng dân gian, rồng, kỳ lân, Thỏ Ngọc, Thiềm Thừ, cá chép là những con vật linh mang đến sự thịnh vượng, bình an, gắn liền với sự tích cung trăng, chị Hằng.

Múa rồng đêm trăng: Trong cuốn sách Hội hè lễ Tết của người Việt của giáo sư Nguyễn Văn Huyên lý giải hình tượng rồng được tôn vinh dịp Trung Thu có từ thời thượng cổ. Theo đó, rồng mang ý nghĩa ban phát ân huệ và hạnh phúc. Bởi vậy, tục múa rồng trong Tết Trung Thu là bảo vệ vụ gặt vào dịp tháng mười.

 Ngày nay, mỗi dịp Trung Thu, chúng ta vẫn chứng kiến các đoàn rước rồng long trọng đi qua các phố, đi trước là cờ ngũ sắc, đèn lồng hoa quả, tôm hay những vật quý.

Ngày nay, mỗi dịp Trung Thu, chúng ta vẫn chứng kiến các đoàn rước rồng long trọng đi qua các phố, đi trước là cờ ngũ sắc, đèn lồng hoa quả, tôm hay những vật quý.

Kỳ lân: Múa lân trong dịp Trung Thu là tập tục bắt nguồn từ tích Phật Di Lặc xuống trần chế ngự lân bảo vệ dân lành. Trong màn trình diễn múa lân, ta thường thấy ông Địa mặc áo sặc sỡ, tay cầm quạt mo, mang mặt nạ cười toe toét đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa. Truyền thuyết kể rằng vào thuở khai thiên lập địa, lân là một con thú ăn thịt người năm nào cũng xuất hiện phá phách vào dịp Trung Thu. Khi ấy, Đức Phật Di Lặc đã hóa thân thành ông Địa và chế ngự kỳ lân. Ông Địa lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn và biến nó thành con thú hiền lành.

 Từ đó, mỗi năm ông Địa dẫn lân đi vui Trung Thu và giáng phúc lành cho nhân dân. Bởi vậy, ở đâu lân xuất hiện tà ma bị loại trừ, cư dân hạnh phúc, đất đai màu mỡ. Hình ảnh ông Địa và con lân cũng thể hiện sự hòa hợp giữa con người và động vật trong thiên nhiên. Đặc biệt, dịp Trung Thu, múa lân đã trở thành hoạt động không thể thiếu. Ảnh: Lê Hiếu.

Từ đó, mỗi năm ông Địa dẫn lân đi vui Trung Thu và giáng phúc lành cho nhân dân. Bởi vậy, ở đâu lân xuất hiện tà ma bị loại trừ, cư dân hạnh phúc, đất đai màu mỡ. Hình ảnh ông Địa và con lân cũng thể hiện sự hòa hợp giữa con người và động vật trong thiên nhiên. Đặc biệt, dịp Trung Thu, múa lân đã trở thành hoạt động không thể thiếu. Ảnh: Lê Hiếu.

Cóc cung Quảng Hàn: Theo lời kể Phan Kế Bính trong bài viết Tết Trung Thu, cóc hay có tên gọi khác là Thiềm Thừ. Con vật này có ba chân, sống ở trái đất trong hình dạng một người phụ nữ, vợ của Hậu Nghệ, tức là nàng Thường Nga, hay Hằng Nga. Vì uống trộm thuốc trường sinh, Hằng Nga bay lên trời đến cung trăng và biến thành con cóc ba chân. Bởi vậy, Tết Trung Thu người dân ăn bánh, thưởng trăng, ngắm lên vầng nguyệt, hình dung ra hình ảnh con cóc trên cung Quảng Hàn.

Thỏ Ngọc: Theo tác giả Hội hè Lễ tết của người Việt, Thỏ Ngọc là biểu tượng của người có đức thiện theo quan niệm Phật giáo. Hình ảnh Thỏ Ngọc liên quan đến sự tích Hằng Nga sống trên cung trăng. Đây cũng là con vật dùng chày giã thuốc trường sinh, coi sóc cung Quảng Hàn. Ảnh: Quỳnh Trang.

Cá chép: Về mặt tín ngưỡng các nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, cá chép gắn với sự mạnh mẽ, trí tuệ, và cả truyền thuyết cá chép hóa rồng khi vượt vũ môn. Do vậy trong dịp Trung Thu, hình ảnh đèn cá chép trở nên quen thuộc với trẻ em thôn quê hay phố thị. Ảnh: Lê Hiếu.

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nguon-goc-y-nghia-cua-tho-ngoc-ca-chep-dip-trung-thu-post1135485.html