Nguyên nhân gây mụn ẩn

Mụn ẩn thường nằm sâu dưới bề mặt da. Loại mụn này khó nhìn thấy bằng mắt thường, phải trực tiếp dùng tay sờ, thấy cảm giác thô ráp mới nhận biết được.

 Mụn ẩn thường khó nhận biết vì nó nằm sâu dưới bề mặt da. Ảnh minh họa: Healthshots.

Mụn ẩn thường khó nhận biết vì nó nằm sâu dưới bề mặt da. Ảnh minh họa: Healthshots.

Hầu như mọi người đều bị mụn trứng cá vào một thời điểm nào đó trong đời. Khi nghĩ đến mụn trứng cá, bạn có thể hình dung ra mụn đầu đen (các đốm đen có lỗ chân lông mở ở giữa), mụn đầu trắng (những vết sưng nhỏ màu trắng dưới da không có lỗ hở rõ ràng), mụn sẩn (mụn đỏ) hoặc mụn mủ (sưng đỏ chứa mủ). Tuy nhiên, mụn ẩn, hay mụn nang, nghiêm trọng hơn.

Dấu hiệu mụn ẩn

Theo WebMD, mụn ẩn là loại mụn có nhân nhưng không gây sưng đau, không viêm. Nó nằm sâu dưới bề mặt da, bên trong nang lông, khó phát hiện và xử lý. Mụn ẩn thường phát triển ở mặt, lưng trên hoặc ngực.

Loại mụn này khó nhìn thấy bằng mắt thường mà phải trực tiếp dùng tay sờ lên mặt, thấy cảm giác thô ráp mới nhận biết được. Mụn ẩn không chỉ làm làn da trở nên sần sùi, mất đi vẻ mịn màng, mà còn có thể gây giãn nở lỗ chân lông hoặc dẫn đến tình trạng viêm nếu không được xử lý kịp thời.

Nguyên nhân gây mụn ẩn

Cũng như những loại mụn khác, mụn ẩn phát triển khi lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn bởi các tác nhân như vi khuẩn, tế bào da chết, tóc, bã nhờn (dầu cơ thể tiết ra để giữ ẩm cho da).

Nếu cơ thể tiết ra quá nhiều bã nhờn hoặc bạn không làm sạch da đúng cách, dầu và tế bào da sẽ tích tụ dưới da và hình thành mủ. Nó bị mắc kẹt và không thể nổi lên bề mặt da để rời khỏi cơ thể bạn. Mụn hình thành, gây đau và viêm.

Bã nhờn dư thừa và lỗ chân lông bị tắc có thể do nhiều yếu tố, bao gồm:

- Tiền sử gia đình: Nếu cha mẹ bạn bị mụn trứng cá và mụn ẩn, bạn có nhiều khả năng phát triển chúng hơn.

- Thay đổi nội tiết tố: Thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển ở tuổi vị thành niên (dậy thì) dễ bị nổi mụn khi nồng độ hormone thay đổi. Phụ nữ có nhiều khả năng bị nổi mụn trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai.

- Thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn corticosteroid, có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng mụn ẩn.

- Đổ mồ hôi: Thực hiện các hoạt động khiến bạn đổ mồ hôi, đặc biệt khi đội mũ, đội mũ bảo hiểm hoặc mặc quần áo bó sát, có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.

- Sản phẩm chăm sóc da: Các loại kem và kem dưỡng nặng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến nổi mụn.

- Mức độ căng thẳng: Lo lắng và căng thẳng khiến nồng độ hormone căng thẳng cortisol tăng cao và tiết ra nhiều bã nhờn hơn, gây ra mụn.

Mai Phương

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/nguyen-nhan-gay-mun-an-post1486533.html