Nguyễn Xuân Son và xu hướng chiến lược của bóng đá Đông Nam Á
Trong những năm gần đây, chiến dịch nhập tịch cầu thủ đã trở thành chiến lược quan trọng của các quốc gia Đông Nam Á nhằm nâng cao sức mạnh đội tuyển quốc gia, điển hình là Nguyễn Xuân Son của Việt Nam đang làm mưa làm gió tại AFF Cup 2024.
Thành công của bóng đá Indonesia trong việc nhập tịch cầu thủ với dấu son là đại diện duy nhất của Đông Nam Á vào vòng loại thứ 3 World Cup 2026. Và không chỉ riêng đội tuyển Indonesia, hàng loạt quốc gia láng giềng cũng đã triển khai chính sách tương tự để cải thiện hiệu suất thi đấu trên trường quốc tế.
Những cầu thủ mang dòng máu Indonesia đã được thuyết phục tham gia vào đội tuyển quốc gia. Kết quả mang lại không hề nhỏ khi những cái tên chất lượng như Jay Idzes, Maarten Paes, Calvin Verdonk, Nathan Tjoe-A-On, Thom Haye, Ragnar Oratmangoen, và Rafael Struick đã trở thành trụ cột của đội tuyển dưới sự dẫn dắt của HLV Shin Tae-yong.
Sự kết hợp giữa cầu thủ nhập tịch và các tài năng trong nước đã giúp đội tuyển Indonesia đại diện Đông Nam Á tiến sâu vào vòng loại thứ ba của World Cup 2026 khu vực châu Á. Thừa thắng xông lên, các nước láng giềng cũng đã bắt đầu học hỏi chiến lược này. Nỗ lực của các quốc gia láng giềng Việt Nam với sự tinh tế trong lựa chọn cầu thủ nhập tịch đã tạo ra bước tiến đáng kể khi chiêu mộ tiền đạo người Brazil, Rafaelson Bezerra Fernandes, nay mang tên Việt là Nguyễn Xuân Son.
Ngay lập tức, Son đã tạo dấu ấn tại AFF Cup 2024, ghi được 5 bàn thắng và 2 pha kiến tạo chỉ sau 3 trận đấu. Những đóng góp này đã giúp đội bóng của HLV Kim Sang-sik tiến vào loạt trận chung kết, minh chứng cho sự cẩn trọng của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) trong việc chọn lọc cầu thủ nhập tịch tiềm năng.
Bên cạnh Rafaelson, bóng đá Việt Nam cũng đã từng triển khai chương trình nhập tịch với những cái tên nổi bật như thủ môn Nguyễn Filip, người gốc Cộng hòa Czech, bắt đầu quá trình nhập tịch từ năm 2019. Hiện tại, VFF còn theo dõi thêm các tài năng kiều bào như Jason Quang Vinh, Kyle Colonna, và Viktor Le.
Trong khi đó, Malaysia đang gặp rối ren và khó khăn lớn trong việc nhập tịch khi xuất hiện những thông tin thiếu chính xác về các cầu thủ gốc Malaysia tại châu Âu. Các tài khoản mạng xã hội đã đưa ra nhiều cái tên nổi bật, nhưng phần lớn chưa được xác nhận có nguồn gốc Malaysia, dẫn đến nhiều cầu thủ phải công khai phủ nhận mối liên hệ này.
Những cái tên từng bị dính tin đồn nhưng đã bác bỏ gồm Josh Brownhill, Iggy Houben và Isaac Hayden. Điều này không chỉ làm suy giảm niềm tin của người hâm mộ mà còn khiến nỗ lực nhập tịch của Malaysia trở nên hỗn loạn.
Trong số các đội bóng Đông Nam Á, lực lượng kiều bào Philippines áp đảo nổi bật với số lượng lớn cầu thủ nhập tịch, điều này được thể hiện rõ tại AFF Cup 2024. Đội hình "The Azkals" tràn ngập các cầu thủ nhập tịch, từ tuyến phòng ngự với những cái tên như Kike Linares, Adrian Ugelvik, Paul Tabinas, Santiago Rublico, đến tuyến tấn công gồm Zico Bailey, Oskari Kekkonen, và Alex Monis.
Sự hiện diện đông đảo của các cầu thủ này đã giúp Philippines tiến vào bán kết trước khi chịu thua Thái Lan sau 120 phút trận lượt về ngay trên sân khách, chứng tỏ hiệu quả của chiến lược sử dụng cầu thủ nhập tịch.
Riêng với Thái Lan vẫn có chiến lược của mình để xây dựng đội hình trẻ trung, giàu tiềm năng. Là đội bóng mạnh nhất Đông Nam Á, Thái Lan không đứng ngoài cuộc chơi khi sử dụng 6 cầu thủ nhập tịch tại AFF Cup 2024. Những cái tên như Jonathan Khemdee, James Beresford, và Patrick Gustavsson đều còn rất trẻ, dưới 25 tuổi, hứa hẹn trở thành nòng cốt cho đội tuyển "Voi chiến" trong nhiều năm tới.
Bóng đá Thái Lan cũng đang theo đuổi cầu thủ gốc bản địa sinh tại Thụy Điển, Erick Kahl. Hiện tại, Erick thi đấu ở giải vô địch quốc gia Đan Mạch và từng khoác áo U-21 Thụy Điển.
Nhìn chung, xu hướng nhập tịch cầu thủ không chỉ giúp cải thiện chất lượng đội tuyển quốc gia mà còn tạo ra cuộc đua chiến lược thú vị giữa các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, để đạt được thành công bền vững, việc lựa chọn cầu thủ cần dựa trên sự cẩn trọng và thông tin chính xác, tránh những sai lầm không đáng có.