Nhà chọc trời tương lai có thiết kế ra sao?

Nhiều bản vẽ tòa nhà cao tầng trong tương lai của các nhóm thiết kế và công ty kiến trúc có nhiều đặc điểm hiện đại, khác xa so với ngày nay.

Theo Wikipedi: “một nhà chọc trời, còn gọi là nhà siêu cao tầng, là một công trình kiến trúc cao tầng, bao gồm những tầng nhà được xây dựng liên tiếp và thường được sử dụng cho mục đích thương mại và văn phòng. Trên thực tế không có một định nghĩa chính thức hoặc chiều cao tiêu chuẩn cho một nhà chọc trời. Hầu hết những nhà chọc trời đều sử dụng khung sườn thép cho phép công trình đạt được chiều cao tối đa lớn hơn so với các công trình sử dụng kết cấu bê tông cốt thép”.

Còn theo Hội đồng Nhà cao tầng và Môi trường Đô thị (CTBUH) - cơ quan uy tín chuyên thẩm định chiều cao của các nhà cao tầng khắp thế giới cho biết, các công trình chọc trời trên thế giới có xu hướng sẽ tăng cao trong những năm tiếp theo. CTBUH dự đoán sẽ có hàng trăm công trình chọc trời cao trên 200 mét được hoàn thành trong những năm tới trên toàn thế giới.

Ngày nay, với công nghệ hiện đại phát triển như vũ bão, nhà chọc trời cũng ngày càng phát triển. Thiết kế công trình cao tầng cũng vì thế mà không ngừng phát triển. Sau đây là một số công trình trong tương lai mà các công ty kiến trúc thiết kế với nhiều đặc điểm hiện đại, khác xa so với ngày nay.

Tháp Oakwood

Tòa tháp 80 tầng với khung gỗ nếu được xây dựng tại London, Anh, sẽ là tòa nhà chọc trời bằng gỗ cao nhất thế giới.

Tháp Nexus

Tòa tháp siêu cao gồm 3 khu nhà lồng vào nhau, có thể xoay tròn là một phần dự án quy hoạch đô thị ở Trung Quốc.

Tòa nhà chọc trời container

Hai tòa nhà chọc trời gồm các container xếp chồng lên nhau có thể thay thế khu nhà ở chuột ở các nước đang phát triển.

Tòa nhà chuồn chuồn

Mô hình tòa nhà giống đôi cánh chuồn chuồn là một trang trại nông nghiệp đô thị trên đảo Roosevelt, New York, Mỹ.

Tòa nhà chọc trời năng động

Mỗi tầng của tòa nhà 80 tầng có thể xoay tròn bằng lệnh giọng nói.

Tòa nhà được vận hành bằng năng lượng ánh sáng Mặt trời và các tuabin gió.

Tòa nhà bầu trời – mặt đất

Tòa nhà giải quyết vấn đề không gian đô thị đông đúc.

Bao gồm các công viên, nhà hát, cánh đồng và bể bơi công cộng.

Siêu kiến trúc ổ chuột

Do một nghệ sĩ người Nigeria thiết kế.

Được xây dựng bằng vật liệu từ các khu định cư thực tế tại Lagos, thành phố lớn nhất châu Phi.

Tổ ong máy bay không người lái

Máy bay không người lái có thể cập bến vào tòa nhà theo chiều ngang để sạc điện, nhận chỉ dẫn và thực hiện nhiệm vụ.

Trung tâm dữ liệu cao tầng

Trung tâm dữ liệu cao tầng tại Iceland không chiếm nhiều không gian so với các trung tâm dữ liệu khác ở mặt đất.

Sân bay tòa nhà chọc trời

Sân bay cao 450m dành cho các phương tiện bay công cộng cất cánh theo chiều thẳng đứng.

Tháp mặt trăng lưỡi liềm

Tòa tháp được thiết kế để phản ánh di sản văn hóa của Dubai, đồng thời liên quan đến biểu tượng của người Hồi giáo.

Tòa nhà vòm sinh học

Hoạt động nhờ năng lượng gió và ánh sáng Mặt trời.

Khu vườn thẳng đúng khổng lồ có thể hấp thụ khí thải carbon của thành phố.

Thành phố trên bầu trời

Kết cấu thép chắc chắn nâng đỡ những con đường thành phố và công viên trên cao.

Tòa nhà đám mây

Hai tòa tháp dân cư với các nhà hàng và khu vườn kết nối với nhau ở phần giữa giống như những đám mây.

Tháp Velo

Bao gồm nhiều tháp xếp chồng lên nhau để làm nhà ở hoặc khu vui chơi giải trí.

Tòa nhà chọc trời trôi nổi

Khí cầu chứa đầy khí heli và chân vịt hoạt động bằng năng lượng Mặt trời giúp tòa nhà lơ lửng trên không.

Khánh Phương – Thu Giang
(Theo New Architecture News; Construction News; Future Architecture News)

Theo

Nguồn Xây Dựng: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/the-gioi/nha-choc-troi-tuong-lai-co-thiet-ke-ra-sao.html