Nhà khoa học đầu tiên mô tả hiệu ứng nhà kính

Eunice Newton Foote (17/7/1819 - 30/9/1888) là một nhà khoa học, nhà phát minh người Mỹ. Bà là họ hàng của nhà khoa học nổi tiểng Isaac Newton và được cho là nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu và kết luận về hiệu ứng nhà kính (không phải John Tyndall như nhiều người nghĩ) từ năm 1856.

 Bản thiết kế máy làm giấy của Eunice Foote năm 1864. Eunice được coi là nhà khoa học đầu tiên miêu tả hiệu ứng nhà kính

Bản thiết kế máy làm giấy của Eunice Foote năm 1864. Eunice được coi là nhà khoa học đầu tiên miêu tả hiệu ứng nhà kính

Mãi cho đến khi công trình nghiên cứu của bà được phát hiện vào năm 2010, bà mới có được sự công nhận.

Eunice sinh ra tại bang Connecticut, Mỹ. Dù được đi học và đào tạo khoa học, bà vẫn không được tiếp cận các nghiên cứu sâu hơn, cũng không được cấp bằng đại học do bản thân là phụ nữ.

Tranh minh họa nhà khoa học Eunice Foote

Tranh minh họa nhà khoa học Eunice Foote

Bà dành thời gian tự nghiên cứu, thử nghiệm vật lý và xuất bản 2 nghiên cứu - trở thành người phụ nữ đầu tiên ở Mỹ làm được việc này. Một trong số đó là "Các trường hợp ảnh hưởng đến sức nóng của tia mặt trời" năm 1856 - nghiên cứu đã khiến Eunice trở thành nhà khoa học đầu tiên mô tả hiệu ứng nhà kính.

Tranh vẽ ngôi trường Rensselaer, nơi bà từng theo học, năm 1824

Tranh vẽ ngôi trường Rensselaer, nơi bà từng theo học, năm 1824

Tuy nhiên, nó đã bị lãng quên hơn một thế kỉ, cho đến khi nhà địa chất Raymond Sorenson vô tình tìm được và công bố lại nghiên cứu của bà vào năm 2011.

Những trang đầu của bài nghiên cứu “Các trường hợp ảnh hưởng đến sức nóng của tia mặt trời” năm 1856 của Eunice Foote

Những trang đầu của bài nghiên cứu “Các trường hợp ảnh hưởng đến sức nóng của tia mặt trời” năm 1856 của Eunice Foote

Trong bài nghiên cứu, Eunice đã mô tả một thí nghiệm so sánh hệ thống sưởi và làm mát trong hai xi lanh chứa khí. Qua thí nghiệm này, bà đã thấy xi lanh chứa khí CO2 có mức nhiệt cao hơn rất nhiều so với các khí bình thường khi tiếp xúc với ánh nắng và thời gian nguội của ống này cũng lâu hơn.

“Tuyên ngôn về Quyền và Tình cảm” - một văn bản thuộc phong trào ủng hộ quyền phụ nữ năm 1848 ở Mỹ. Eunice là một trong số 68 người phụ nữ ký tên vào văn bản này

“Tuyên ngôn về Quyền và Tình cảm” - một văn bản thuộc phong trào ủng hộ quyền phụ nữ năm 1848 ở Mỹ. Eunice là một trong số 68 người phụ nữ ký tên vào văn bản này

Từ đây, bà đưa ra kết luận rằng, những nơi không khí loãng hơn thì sẽ cảm nhận được ánh mặt trời nhiều hơn và lượng CO2 cao hơn sẽ làm cho Trái đất nóng hơn. Đây được coi là nghiên cứu đầu tiên về hiệu ứng nhà kính, xuất hiện 3 năm trước cả công bố của nhà khoa học John Tyndall về hiện tượng này.

Nhà địa chất Raymond Sorenson sau khi đọc nghiên cứu của Eunice đã ngay lập tức nhận định bà là một nhân vật vĩ đại bị lịch sử khoa học lãng quên.

Nơi an nghỉ của nhà khoa học Eunice Foote tại Nghĩa trang Green-Wood ở quận Brooklyn, thành phố New York, Mỹ

Nơi an nghỉ của nhà khoa học Eunice Foote tại Nghĩa trang Green-Wood ở quận Brooklyn, thành phố New York, Mỹ

Năm 2011, ông công bố phát hiện của mình trên Tạp chí khoa học địa chất trực tuyến AAPG Search and Discovery, đem lại sự công nhận xứng đáng về vai trò nhà tiên phong trong chủ đề CO2 với hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Những cống hiến của Eunice Foote không chỉ dừng ở lĩnh vực khoa học, mà còn ở lĩnh vực phát minh và đấu tranh cho quyền phụ nữ. Bà qua đời năm 1888. Năm 2022, Liên minh Địa Vật lý Hoa Kỳ đã thành lập Huân chương Eunice Newton Foote để vinh danh bà.

Thiên Ánh (Tổng hợp)

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/nha-khoa-hoc-dau-tien-mo-ta-hieu-ung-nha-kinh-20240731175723017.htm