Nhà khoa học giải thích lý do các mặt đối diện của xúc xắc luôn cộng lại bằng 7
Một quy tắc thú vị trong thế giới xúc xắc là tổng các mặt đối diện của một viên xúc xắc tiêu chuẩn luôn bằng 7.
Cụ thể, mặt 6 đối diện với mặt 1, mặt 5 đối diện với mặt 2, và mặt 3 đối diện với mặt 4. Có bao giờ chúng ta đặt ra câu hỏi lý do của điều này?
Trên thực tế, không phải lúc nào cũng như vậy. Trong thời kỳ trung cổ, xúc xắc thường được thiết kế với các mặt đối diện có giá trị liên tiếp: mặt 1 đối diện với mặt 2, mặt 3 đối diện với mặt 4, và mặt 5 đối diện với mặt 6. Ngay cả trong các nền văn minh cổ đại như Sumer và Ai Cập, mẫu hình của các chấm bi trên xúc xắc cũng không tuân theo quy tắc này. Tuy nhiên, cấu hình 7 đã trở thành tiêu chuẩn ngày nay.
Đây là cách bố trí của xúc xắc và được quy định "không được vi phạm".
Nhiều người cho rằng việc phân bổ các con số một cách đồng đều giúp việc tung xúc xắc trở nên ngẫu nhiên hơn. Tuy nhiên, về mặt toán học, điều này không hoàn toàn chính xác. Mỗi giá trị vẫn có xác suất một phần sáu để xuất hiện, bất kể vị trí của chúng. Dù vậy, có một lợi thế cho cấu hình tiêu chuẩn này: những sai sót nhỏ trong sản xuất xúc xắc sẽ không ảnh hưởng đến giá trị mong đợi, tức là kết quả trung bình của các mặt đối diện luôn là 3,5.
Theo nhà khảo cổ học Hans Christian Küchelmann, những viên xúc xắc đầu tiên có hệ thống đánh số chuẩn mực xuất hiện ở Vương quốc Ai Cập mới vào thế kỷ 16 trước Công nguyên. Người Hy Lạp đã áp dụng quy ước này vào thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, và nó được tuân thủ nghiêm ngặt trong văn hóa Hy Lạp và La Mã. Điều này xảy ra trước khi con người phát triển các khái niệm như “xác suất” hay “lỗi sản xuất”, vì vậy không thể khẳng định rằng đây là lý do họ chọn mô hình cộng lại bằng 7.
Ngày nay, mọi viên xúc xắc đều không được thay đổi quy tắc này.
Lý do cho sự phổ biến của cấu hình này đơn giản chỉ là sở thích thẩm mỹ. Küchelmann chỉ ra rằng “7” là cách duy nhất để sắp xếp các số từ 1 đến 6 theo cặp đối xứng. Bất kỳ cách sắp xếp nào khác sẽ dẫn đến tổng khác nhau cho các mặt đối diện. Hơn nữa, 7 là một số nguyên tố, điều này mang lại ý nghĩa toán học đặc biệt.
Dù lý do ban đầu là gì, một điều chắc chắn là quy tắc này đã trở nên phổ biến. Vào cuối thời Trung cổ, đã có luật cấm sản xuất xúc xắc với bất kỳ cấu hình nào khác, và điều này nhiều khả năng đã tạo ra một tiêu chuẩn như ngày nay. Nó trở thành một chuẩn mực của xúc xắc và là quy tắc mà nếu vi phạm, chúng sẽ coi là “vi phạm trật tự của trò chơi”.