Nhà sáng lập Trung tâm giáo dục Ngọc Ân được Trường Đại học Mỹ phong tặng Tiến sỹ danh dự
Bà Đào Thanh Hoàn - Nhà sáng lập Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Ngọc Ân (Hà Nội) là 1 trong 52 cá nhân xuất sắc đến từ nhiều nước được hai trường đại học danh tiếng phong tặng danh hiệu Giáo sư - Tiến sỹ danh dự. Lễ sắc phong nằm trong khuôn khổ 'Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu' diễn ra vào tháng 12 tại Thủ đô New Delhi - Ấn Độ.
Luôn ước nguyện tạo cho trẻ mắc chứng tự kỷ nói riêng và người khuyết tật nói chung có một môi trường học tập hạnh phúc suốt đời; vừa được can thiệp sớm, hỗ trợ giáo dục hòa nhập, vừa được giáo dục hướng nghiệp và tạo việc làm, bà Đào Thanh Hoàn đã sáng lập Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Ngọc Ân.
Chính thức hoạt động từ tháng 10/2020, mang phương châm "Thắp sáng ước mơ - Tương lai rộng mở", qua việc triển khai mô hình giáo dục đặc biệt toàn diện, Trung tâm Ngọc Ân nhanh chóng khẳng định được niềm tin, thương hiệu với phụ huynh và các đối tác, đồng thời có nhiều đóng góp tích cực cho xã hội. Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, Trung tâm Ngọc Ân và nhà sáng lập Trung tâm đã nhận được nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý, lọt Top 10 Thương hiệu uy tín quốc gia 2023.
Đến nay, Trung tâm Ngọc Ân phát triển thành chuỗi với 6 cơ sở trên toàn quốc, trong đó có Xưởng thực nghiệm Thiên Ngọc. Tại đây, học viên tự kỷ, khuyết tật được học nghề làm “Oản nghệ thuật” và “Lễ sắp thủ công”; từ đó có thể tự lao động, được tạo việc làm, có thu nhập và nhìn nhận khả năng lao động như những người bình thường.
Những sản phẩm thực nghiệm hướng nghiệp “Oản nghệ thuật” và “Lễ sắp thủ công” của Trung tâm Ngọc Ân do học viên khuyết tật và tự kỷ làm không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà còn có tính thẩm mỹ cao, góp phần giữ gìn truyền thống “tốt đời đẹp đạo” trong văn hóa, lối sống của người Việt Nam.
“Cả đời tôi chỉ khao khát xây dựng được một môi trường giáo dục đặc biệt toàn diện mà ở đó người khuyết tật, tự kỷ được học tập suốt đời, được hưởng một ngôi nhà tràn đầy hạnh phúc. Nhiều trẻ khuyết tật và tự kỷ khi kết thúc chương trình giáo dục tiểu học không thể tiếp tục học lên bậc trung học cơ sở, và càng khó học lên trung học phổ thông.
Chính vì vậy cần có một mô hình giáo dục đặc biệt toàn diện từ thực nghiệm hướng nghiệp đến giải quyết việc làm, tạo thu nhập để các em có thể tham gia học tập suốt đời là một nhu cầu thiết yếu và có giá trị nhân văn”, bà Đào Thanh Hoàn chia sẻ.
Trong quá trình triển khai hoạt động mô hình giáo dục toàn diện hỗ trợ học viên khuyết tật và tự kỷ, bà Đào Thanh Hoàn đã tập trung xây dựng nội dung các hoạt động phát hiện, bồi dưỡng tiềm năng của cá nhân học viên khuyết tật và tự kỷ, giúp học viên và gia đình hiểu khả năng, nhu cầu của chính mình; hiểu yêu cầu của một số nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm phát triển nhận thức của học viên khuyết tật và tự kỷ, chuẩn bị cho học viên sự sẵn sàng có các kỹ năng để tham gia vào một số nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mỗi cá nhân học viên khuyết tật và tự kỷ.
Thông qua từng hoạt động giáo dục như tiền hướng nghiệp, thực nghiệm hướng nghiệp, hướng nghiệp giải quyết việc làm; Trung tâm hướng tới xây dựng môi trường kinh doanh, mang lại thu nhập cho học viên khuyết tật và tự kỷ.
Dự án “Triển khai mô hình hỗ trợ thanh, thiếu niên, người tự kỷ và khuyết tật phát triển bền vững trên địa bàn Thành phố Hà Nội” của bà Đào Thanh Hoàn cũng vừa được trao giải Nhì tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Hà Nội năm 2023. Đồng thời, dự án được Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội trao giải Nhất cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo phụ nữ Thủ đô” năm 2023.
Bà Đào Thanh Hoàn cũng vừa được Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tôn vinh và trao tặng danh hiệu Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2023 - giải thưởng dành cho những phụ nữ có những đóng góp xuất sắc trên các lĩnh vực vì sự phát triển của Thủ đô và sự tiến bộ của phụ nữ Hà Nội. Trước đó, vào tháng 8/2023, bà Đào Thanh Hoàn từng được vinh danh tại diễn đàn “Giao lưu văn hóa và kinh tế Việt Nam - Ấn Độ”.
Lễ sắc phong Giáo sư - Tiến sĩ danh dự của Trường Đại học Apollos (Hoa Kỳ) và Trường Đại học Quốc tế mở và trực tuyến Cambridge (Canada) là sự kiện nằm trong khuôn khổ “Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu” 2023 do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ chủ trì tổ chức. Sự kiện vừa diễn ra tại Thủ đô New Delhi (Ấn Độ).
Chương trình “Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu” còn là cầu nối giao thương giữa các doanh nghiệp và giao lưu nhân dân, văn hóa giữa hai nước, góp phần tăng cường tình hữu nghị và phát triển kinh tế Việt Nam - Ấn Độ.
Bà Đào Thanh Hoàn là 1 trong 52 cá nhân xuất sắc đến từ nhiều nước được hai trường đại học danh tiếng phong tặng danh hiệu Giáo sư - Tiến sỹ danh dự. Giáo sư - Tiến sĩ danh dự là danh hiệu cao quý được các trường đại học trên thế giới trao tặng cho những nhà khoa học, chính trị gia, nhà hoạt động xã hội xuất sắc và những người có đóng góp đặc biệt cho sự tiến bộ và phát triển của nhân loại.