Nhà sư của người dân nghèo

Suốt 13 năm qua, từ khi được bổ nhiệm là Sư cả trụ trì chùa Thlốt, xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, Đại đức Thạch Đa Ra đã tích cực vận động phật tử trong nước và nước ngoài, đóng góp xây dựng địa phương ngày càng phát triển. Phát huy vai trò là một đảng viên, Đại đức Thạch Đa Ra đã tuyên truyền, vận động bà con phật tử, đồng bào Khmer chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Sinh ra và lớn lên tại địa phương có tới 56,6% là đồng bào Khmer, vào chùa từ năm 1997, sau đó được đi học các lớp về Phật giáo. Từ năm 2010, Đại đức Thạch Đa Ra được bổ nhiệm là Sư cả trụ trì Chùa Thlốt đời thứ 29 và đến nay đã được 13 năm.

Sinh ra và lớn lên tại địa phương có tới 56,6% là đồng bào Khmer, vào chùa từ năm 1997, sau đó được đi học các lớp về Phật giáo. Từ năm 2010, Đại đức Thạch Đa Ra được bổ nhiệm là Sư cả trụ trì Chùa Thlốt đời thứ 29 và đến nay đã được 13 năm.

Chùa Thlốt có lịch sử 524 năm, được xây dựng vào năm Giáp Tý (Phật lịch 2042 - Dương lịch 1499), trên nền đất diện tích 41.400 m2, với khuôn viên rộng và rợp bóng cây xanh bao quanh chùa.

Chùa Thlốt có lịch sử 524 năm, được xây dựng vào năm Giáp Tý (Phật lịch 2042 - Dương lịch 1499), trên nền đất diện tích 41.400 m2, với khuôn viên rộng và rợp bóng cây xanh bao quanh chùa.

Những lúc rảnh rỗi trong ngày, Sư cả Thạch Đa Ra lại tranh thủ quét dọn cảnh quan, khuôn viên chung quanh chùa Thlốt.

Những lúc rảnh rỗi trong ngày, Sư cả Thạch Đa Ra lại tranh thủ quét dọn cảnh quan, khuôn viên chung quanh chùa Thlốt.

Các chư tăng sinh sống hằng ngày tại chùa chuẩn bị trang phục cho buổi đọc kinh của ngày mới.

Các chư tăng sinh sống hằng ngày tại chùa chuẩn bị trang phục cho buổi đọc kinh của ngày mới.

Mỗi ngày, các chư tăng và Sư cả, Sư nhì sẽ có 2 buổi đọc kinh tại chánh điện lúc 4 giờ 30 phút sáng và 18 giờ tối.

Mỗi ngày, các chư tăng và Sư cả, Sư nhì sẽ có 2 buổi đọc kinh tại chánh điện lúc 4 giờ 30 phút sáng và 18 giờ tối.

Sư cả trụ trì chùa Thlốt, Đại đức Thạch Đa Ra là người điều hành buổi đọc kinh hằng ngày.

Sư cả trụ trì chùa Thlốt, Đại đức Thạch Đa Ra là người điều hành buổi đọc kinh hằng ngày.

Là một đảng viên, trụ trì ngôi chùa ở vùng sông nước, chứng kiến cảnh các cháu nhỏ đi học, các cụ đi chùa và bà con ở ấp vận chuyển nông sản gặp khó khăn trên những cây cầu tre, cầu ván tạm bợ, Sư cả đã vận động các nhà hảo tâm đóng góp xây dựng mới 8 cầu và sửa chữa 1 cầu giao thông nông thôn với tổng kinh phí gần 1,3 tỷ đồng.

Là một đảng viên, trụ trì ngôi chùa ở vùng sông nước, chứng kiến cảnh các cháu nhỏ đi học, các cụ đi chùa và bà con ở ấp vận chuyển nông sản gặp khó khăn trên những cây cầu tre, cầu ván tạm bợ, Sư cả đã vận động các nhà hảo tâm đóng góp xây dựng mới 8 cầu và sửa chữa 1 cầu giao thông nông thôn với tổng kinh phí gần 1,3 tỷ đồng.

Cầu được xây dựng bằng bê-tông cốt thép với chiều dài 30m, rộng 3,6m, tổng trị giá 112 triệu đồng, giúp cho bà con đi lại thuận tiện hơn, an tâm trong lao động sản xuất và phát triển kinh tế gia đình ngày càng tốt hơn.

Cầu được xây dựng bằng bê-tông cốt thép với chiều dài 30m, rộng 3,6m, tổng trị giá 112 triệu đồng, giúp cho bà con đi lại thuận tiện hơn, an tâm trong lao động sản xuất và phát triển kinh tế gia đình ngày càng tốt hơn.

Hằng năm, vào 3 tháng hè, Đại đức Thạch Đa Ra và chùa đều mở các lớp dạy chữ Khmer cho các cháu học hè từ 1 đến 5 lớp với hơn 200 em tham gia học.

Hằng năm, vào 3 tháng hè, Đại đức Thạch Đa Ra và chùa đều mở các lớp dạy chữ Khmer cho các cháu học hè từ 1 đến 5 lớp với hơn 200 em tham gia học.

Cùng với đó, mở 2 lớp Pali Khmer là lớp 6 và lớp 9 cho hơn 40 tăng sinh theo học. Việc dạy chữ Khmer cho đồng bào dân tộc mình là nghĩa vụ của người học trước truyền lại cho người học sau, là truyền thống lâu đời của dân tộc Khmer. Thời gian nghỉ hè, các em muốn học thêm tiếng Khmer thì đến các điểm chùa ở địa phương để theo học.

Cùng với đó, mở 2 lớp Pali Khmer là lớp 6 và lớp 9 cho hơn 40 tăng sinh theo học. Việc dạy chữ Khmer cho đồng bào dân tộc mình là nghĩa vụ của người học trước truyền lại cho người học sau, là truyền thống lâu đời của dân tộc Khmer. Thời gian nghỉ hè, các em muốn học thêm tiếng Khmer thì đến các điểm chùa ở địa phương để theo học.

Việc theo học bổ túc, nâng cao trình độ văn hóa chữ Khmer tại các điểm chùa Khmer trong dịp hè luôn được duy trì hằng năm. Các tăng sinh khi đến học đều được trang bị vở cũng như sách giáo khoa tiếng Khmer.

Việc theo học bổ túc, nâng cao trình độ văn hóa chữ Khmer tại các điểm chùa Khmer trong dịp hè luôn được duy trì hằng năm. Các tăng sinh khi đến học đều được trang bị vở cũng như sách giáo khoa tiếng Khmer.

Cùng với đó là lớp tin học cơ bản miễn phí dành cho học sinh cấp 2 đến nay đã tổ chức được 5 khóa với hơn 100 học sinh tham gia, các em sau khi hoàn thành khóa học sẽ được dự thi lấy chứng chỉ tại Trung tâm giảng dạy Victory.

Cùng với đó là lớp tin học cơ bản miễn phí dành cho học sinh cấp 2 đến nay đã tổ chức được 5 khóa với hơn 100 học sinh tham gia, các em sau khi hoàn thành khóa học sẽ được dự thi lấy chứng chỉ tại Trung tâm giảng dạy Victory.

Toàn bộ kinh phí đầu tư máy tính và trang thiết bị cho việc học của các em và chi phí cho giáo viên đến dạy đều do chùa trang trải từ nguồn xã hội hóa.

Toàn bộ kinh phí đầu tư máy tính và trang thiết bị cho việc học của các em và chi phí cho giáo viên đến dạy đều do chùa trang trải từ nguồn xã hội hóa.

Nằm bên con đường trải nhựa bê-tông tại ấp Hòa Lục, chùa Thlốt uy nghiêm thấp thoáng hiện lên được bao bọc bởi hàng cây sao dầu cổ thụ, mọc thẳng tắp, xanh rợp bóng. Sau giờ học, các em học sinh lại cùng nhau vui đùa tại khuôn viên phía sau giảng đường chính và chánh điện.

Nằm bên con đường trải nhựa bê-tông tại ấp Hòa Lục, chùa Thlốt uy nghiêm thấp thoáng hiện lên được bao bọc bởi hàng cây sao dầu cổ thụ, mọc thẳng tắp, xanh rợp bóng. Sau giờ học, các em học sinh lại cùng nhau vui đùa tại khuôn viên phía sau giảng đường chính và chánh điện.

Theo Đại đức Thạch Đa Ra, việc dạy chữ Khmer hè ở các chùa Phật giáo Nam Tông từ trước đến nay đã trở thành truyền thống và góp phần quan trọng vào việc giảng dạy, học tập chữ Khmer cho con, em đồng bào dân tộc Khmer. Ngoài việc dạy tiếng nói, chữ viết, nhà chùa còn giáo dục về đạo đức, nhân cách sống, về sự hiếu thảo và các nghi thức giao tiếp, ứng xử.

Theo Đại đức Thạch Đa Ra, việc dạy chữ Khmer hè ở các chùa Phật giáo Nam Tông từ trước đến nay đã trở thành truyền thống và góp phần quan trọng vào việc giảng dạy, học tập chữ Khmer cho con, em đồng bào dân tộc Khmer. Ngoài việc dạy tiếng nói, chữ viết, nhà chùa còn giáo dục về đạo đức, nhân cách sống, về sự hiếu thảo và các nghi thức giao tiếp, ứng xử.

Thực tế cho thấy, những con em đồng bào Khmer đi tu hành và được các vị à-cha giáo dục, dạy bảo, nhân cách đều trưởng thành hơn. Ðồng bào đều xem việc học tập tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình là nhu cầu, nguyện vọng thiết thực, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Thực tế cho thấy, những con em đồng bào Khmer đi tu hành và được các vị à-cha giáo dục, dạy bảo, nhân cách đều trưởng thành hơn. Ðồng bào đều xem việc học tập tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình là nhu cầu, nguyện vọng thiết thực, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/anh-nha-su-cua-nguoi-dan-ngheo-post765480.html