Nhà thơ Chế Lan Viên làm thơ Cao- Xà- Lá
Cao- Xà- Lá, các bạn đừng lầm tưởng là một vị thuốc bắc, mà đây chính là ba nhà máy ở Hà Nội thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ cách đây hơn 50 năm.
Những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, một số nhà máy sát nhập thường có một cái tên dài dài như vậy. Cũng tương tự, một vài đơn vị hành chính tỉnh như: Hà Tây, Hòa Bình, Sơn Tây- thành tỉnh Hà-Sơn-Bình. Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình thành tỉnh Hà-Nam-Ninh. Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế thành tỉnh Bình-Trị-Thiên.
"Cao" là nhà máy cao su Sao Vàng, "Xà" là nhà máy xà phòng, "Lá" là nhà máy thuốc lá Thăng Long. Không chỉ có ba nhà máy sáp nhập, đơn vị hành chính sáp nhập như vậy, một vài cơ quan ban hành ở trung ương khi đó cũng có kiểu sáp nhập như vậy, mô hình này lan sang cả Viện văn học, ấy là những năm đầu của thập kỷ 60, nhà thơ Chế Lan Viên là cộng tác viên của Tạp chí Văn học, thuộc Viện Văn học. Một hôm đến đây dự hội thảo, mới đến cửa một phòng ban nhìn thấy cái biển đề: "Ban Cổ- Cận- Dân" ông ngạc nhiên rồi hỏi hai nhà văn cũng là nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc Phách, Trần Thanh Mại:
- Cổ- Cận- Dân là gì?
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách khoác tay nhà thơ Chế Lan Viên vào trong phòng, mời xuống ghế ngồi. Pha trà xong, nhà văn Hoàng Ngọc Phách giải thích:
- "Cổ" là cổ đại (văn học cổ đại), "cận" là cận đại (văn học cận đại) và "dân" là dân gian (văn học dân gian). Mỗi một ban đảm nhiệm mấy giai đoạn văn học như vậy anh à!
Chế Lan Viên hiểu ra nở một nụ cười đôn hậu, rồi lấy sổ tay ra ghi chép, ông nói với mọi người bằng tiếng Việt lẫn tiếng Pháp:
- Rất Humour! (có nghĩa là rất hài hước).
Không ngờ chỉ mấy hôm sau trên Báo Văn học năm đó có một bài thơ của Chế Lan Viên viết về tình yêu đôi lứa lại không hài hước mới lạ làm sao. Bài thơ có đoạn:
"... Anh ở cổ- cận- dân
Em ở cao-xà-lá
Quen nhau từ mùa xuân
Yêu nhau từ mùa hạ..."
Quả là không Humour chút nào! Thế
Nguồn VNCA: http://vnca.cand.com.vn/tho/nha-tho-che-lan-vien-lam-tho-cao-xa-la-609682/