Nhà thờ nào cao nhất Việt Nam?

Các nhà thờ lâu đời, có tháp chuông khổng lồ hay lưu giữ sách quốc ngữ... là niềm tự hào của người dân địa phương. Đây cũng là điểm tham quan hút du khách du lịch đến check-in.

Theo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, nhà thờ Lãng Vân có tổng chiều cao xấp xỉ 110 m, được cho là cao nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Công trình kiến trúc cổ này được xây dựng vào khoảng năm 1933. Giáo xứ Lãng Vân thuộc xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Vietnamthroughmylens2019.

Theo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, nhà thờ Lãng Vân có tổng chiều cao xấp xỉ 110 m, được cho là cao nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Công trình kiến trúc cổ này được xây dựng vào khoảng năm 1933. Giáo xứ Lãng Vân thuộc xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Vietnamthroughmylens2019.

Nhà thờ chính tòa Đà Lạt thường được gọi là nhà thờ Con Gà, vì trên đỉnh thánh giá của tháp chuông cao 47 m có cột thu lôi đúc hình con gà độc đáo. Ngoài Đà Lạt, Đà Nẵng cũng có nhà thờ Con Gà nổi tiếng. Đó là cách gọi thân thuộc mà người dân địa phương dành cho nhà thờ chính tòa Đà Nẵng. Trên đỉnh thánh giá của công trình kiến trúc này có tượng gà màu xám bằng hợp kim rỗng nhẹ. Ảnh: Sumire.4689.

Nhà thờ chính tòa Đà Lạt thường được gọi là nhà thờ Con Gà, vì trên đỉnh thánh giá của tháp chuông cao 47 m có cột thu lôi đúc hình con gà độc đáo. Ngoài Đà Lạt, Đà Nẵng cũng có nhà thờ Con Gà nổi tiếng. Đó là cách gọi thân thuộc mà người dân địa phương dành cho nhà thờ chính tòa Đà Nẵng. Trên đỉnh thánh giá của công trình kiến trúc này có tượng gà màu xám bằng hợp kim rỗng nhẹ. Ảnh: Sumire.4689.

Nhà thờ Mằng Lăng (xã An Thạch, huyện Tuy An, Phú Yên) nằm trong khuôn viên rộng 5.000 m2 giữa vùng núi rừng. Công trình thể hiện vẻ đẹp của kiến trúc Gothic, có màu xám xanh rêu phong, cổ kính. Đây cũng là nơi lưu giữ cuốn sách bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, tức "Phép giảng tám ngày" của linh mục Alexandre de Rhodes, in tại Italy năm 1651. Ảnh: Huyne_1796.

Nhà thờ Mằng Lăng (xã An Thạch, huyện Tuy An, Phú Yên) nằm trong khuôn viên rộng 5.000 m2 giữa vùng núi rừng. Công trình thể hiện vẻ đẹp của kiến trúc Gothic, có màu xám xanh rêu phong, cổ kính. Đây cũng là nơi lưu giữ cuốn sách bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, tức "Phép giảng tám ngày" của linh mục Alexandre de Rhodes, in tại Italy năm 1651. Ảnh: Huyne_1796.

Nhà thờ Đức Bà ở TP.HCM còn được biết là nơi sở hữu bộ chuông lớn nhất Việt Nam. Bộ chuông gồm 6 quả nặng 28.850 kg theo các các cung sol, la, si, đô, rê, mi. Trong đó, chuông cung sol là chuông lớn nhất với 8.785 kg, đường kính 2,25 m và cao 3,5 m. Đây cũng là điểm tham quan hút khách và là nơi hẹn hò yêu thích của giới trẻ dịp Giáng sinh. Ảnh: Fishbonebw.

Nhà thờ Đức Bà ở TP.HCM còn được biết là nơi sở hữu bộ chuông lớn nhất Việt Nam. Bộ chuông gồm 6 quả nặng 28.850 kg theo các các cung sol, la, si, đô, rê, mi. Trong đó, chuông cung sol là chuông lớn nhất với 8.785 kg, đường kính 2,25 m và cao 3,5 m. Đây cũng là điểm tham quan hút khách và là nơi hẹn hò yêu thích của giới trẻ dịp Giáng sinh. Ảnh: Fishbonebw.

Nhà thờ chánh tòa Kon Tum tọa lạc tại phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, còn được gọi là nhà thờ gỗ. Đây là công trình kiến trúc kết hợp giữa phong cách Roman và nét văn hóa Tây Nguyên của dân tộc Ba Na. Nhà thờ được làm bằng gỗ cà chít (sến đỏ), hoàn thành năm 1918. Ảnh: Iammeo.meo.

Nhà thờ chánh tòa Kon Tum tọa lạc tại phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, còn được gọi là nhà thờ gỗ. Đây là công trình kiến trúc kết hợp giữa phong cách Roman và nét văn hóa Tây Nguyên của dân tộc Ba Na. Nhà thờ được làm bằng gỗ cà chít (sến đỏ), hoàn thành năm 1918. Ảnh: Iammeo.meo.

Nhà thờ Lớn là điểm tham quan du khách không thể bỏ qua khi đến thủ đô. Công trình được xây dựng theo kiến trúc Gothic. Vào dịp Giáng sinh, nơi đây trở nên lộng lẫy hơn khi được trang trí nhiều đèn nháy, cây thông Noel, hang đá... Ảnh: Kurutamaru.

Nhà thờ Lớn là điểm tham quan du khách không thể bỏ qua khi đến thủ đô. Công trình được xây dựng theo kiến trúc Gothic. Vào dịp Giáng sinh, nơi đây trở nên lộng lẫy hơn khi được trang trí nhiều đèn nháy, cây thông Noel, hang đá... Ảnh: Kurutamaru.

Nhà thờ Núi có tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Kitô Vua. Đây là nhà thờ Công giáo nổi tiếng ở Nha Trang (Khánh Hòa). Công trình đã tồn tại hơn 80 năm, thu hút du khách bởi lối kiến trúc độc đáo, mang vẻ đẹp cổ kính, đậm chất phương Tây. Ảnh: Phươngnha_.

Nhà thờ Núi có tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Kitô Vua. Đây là nhà thờ Công giáo nổi tiếng ở Nha Trang (Khánh Hòa). Công trình đã tồn tại hơn 80 năm, thu hút du khách bởi lối kiến trúc độc đáo, mang vẻ đẹp cổ kính, đậm chất phương Tây. Ảnh: Phươngnha_.

Theo Khánh Vân/Zing

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nha-tho-nao-cao-nhat-viet-nam/20210608072541242