'Nhân dân không thể chấp nhận thói tham lam, vụ lợi, bè phái'
Ông Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Văn hóa – Xã hội nói như vậy tại Hội nghị lấy ý kiến các Hội đồng tư vấn đối với các Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII do Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức, sáng 28/10.
Tham dự hội nghị có bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận T.Ư; ông Hoàng Trung Hải, Phó Trưởng Bộ phận Thường trực chuyên trách Tiểu ban văn kiện Đại hội XIII; ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.
Xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng mới chỉ là phần ngọn
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Trần Thanh Mẫn nhắc lại lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng rằng: Văn kiện Đại hội là một văn kiện rất quan trọng, vừa mang tính lý luận cao, tính thực tiễn sâu sắc và chỉ đạo lâu dài, do vậy phải có tầm nhìn chiến lược, diễn đạt phải chặt chẽ, chắc chắn, rõ ràng.
“Văn kiện phải có tính quần chúng, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ kiểm tra. Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm, các báo cáo khác phải lấy đó làm gốc. Trên tinh thần cầu thị và lắng nghe, những vấn đề đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh, thống nhất cao thì đưa vào báo cáo, còn những vấn đề đang tranh luận hoặc có nhiều ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu, thận trọng, khách quan”, ông Mẫn nhắc lại lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Từ đó, ông Mẫn đề nghị các đại biểu thẳng thắn, chân thành, góp ý những vấn đề chung hoặc những vấn đề cụ thể đã nghiên cứu sâu, am hiểu rộng.
Nhấn mạnh “Nhân dân không thể tin vào “bộ phận không nhỏ” tham nhũng, thoái hỏa, biến chất! Nhân dân không thể chấp nhân thói tham lam, vụ lợi, bè phái, ích kỷ, buông thả, suy đồi..., trái với văn hóa truyền thống "Đói cho sạch, rách cho thơm”, "thương người như thể thương thân””, ông Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Văn hóa – Xã hội cho rằng, những điều trên có nguyên nhân do phát triển văn hóa “chưa tương xứng”, cân bằng với những lĩnh vực khác. Chính sự mất cân bằng ấy đã sinh ra hệ lụy khôn lường, ảnh hường trực tiếp đến sự trong sạch và vững mạnh của Đảng, phân tâm, suy giảm khối đại đoàn kết toàn dân.
Trong khi đó, PGS. TS Trần Hậu, Ủy viên Hội đồng tư vấn về Khoa học, Giáo dục và Môi trường cho rằng, việc xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng chỉ là phần ngọn. Vấn đề quan trọng cần phải đi sâu vào nguồn gốc của hiện tượng tham nhũng, lãng phí là ở đâu?
Trả lời câu hỏi trên, ông Hậu cho rằng, chủ nghĩa quan liêu đã sản sinh ra tệ độc đoán, chuyên quyền, chủ quan duy y chí gia trưởng phong kiến, xa dân, thói đặc quyền đặc lợi, lợi ích nhóm... chính là mảnh đất dung dưỡng nạn tham nhũng, lãng phí. “Để chống tham nhũng tận gốc cần phải chống chủ nghĩa quan liêu, chống chính sách và cơ chế quan liêu, chống tác phong lãnh đạo và quản lý quan liêu”, ông Hậu kiến nghị.
Giao dịch từ 5 triệu đồng trở lên phải qua ngân hàng
Theo ông Hậu, trong cuộc chống tham nhũng cần kiên quyết xử lý những vụ tham nhũng lớn, nhưng không xem nhẹ chống “tham nhũng vặt”. Nạn “tham nhũng vặt”, ảnh hưởng nhức nhối đối với cuộc sống hàng ngày của người dân, làm suy giảm lòng tin. “Nếu để tích tụ lâu ngày thì hậu quả sẽ lớn. Phải chăng chúng ta mới dừng việc chống tham nhũng vặt ở việc giáo dục, vận động,... mà chưa có giải pháp hữu hiệu nào hơn về mặt pháp lý”, ông Hậu đặt vấn đề.
Cũng đề cập đến vấn đề chống tham nhũng, song ông Phan Trung Lý, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng, việc thu hồi tài sản là vấn đề quan trọng. Song muốn thực hiện được thì phải kiểm soát được tài sản, chi tiêu trong xã hội.
Từ thực tế bài học của Singapore, ông Lý đề nghị nên quy định mỗi người dân phải có một tài khoản trong ngân hàng, mọi giao dịch từ 5 triệu trở lên là phải thông qua ngân hàng. “Có thể mới kiểm soát được mọi chi tiêu trong xã hội”, ông Lý nói.
Ngoài ra, theo ông Lý, ở Singapore, khi một vụ việc chưa thành án, cơ quan chức năng đã yêu cầu các cá nhân phải giải trình về nguồn gốc tài sản. Nếu không giải trình được thì tạm thời kê biên chờ xét xử của tòa. Còn ở ta, do quy định hạn chế nên “tháng sau khởi tố, thì tháng này tài sản tham nhũng đã được tẩu tán hết rồi