Nhận diện, phản bác quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Bài 2: Sự thật, chúng muốn gì?

Trong khi Đảng, Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền thể hiện quyết tâm chính trị, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, kiên quyết xử lý hàng loạt cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực thì các thế lực thù địch, phản động lại triệt để lợi dụng không gian mạng đưa ra những giọng điệu xuyên tạc, chống phá. Vậy phương thức, thủ đoạn của chúng ra sao và sự thật chúng muốn gì?

Nóng bỏng trên không gian mạng

Sự phát triển nhanh của Internet, không gian mạng và dịch vụ viễn thông đang đặt ra những thách thức mới, “mặt trận” nóng bỏng hàng đầu của công tác tư tưởng, lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Bên cạnh những tác động tích cực, sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, không gian mạng đã và đang trở thành phương tiện, công cụ để các thế lực thù địch triệt để lợi dụng thực hiện các chiêu trò chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, trong đó có công tác phòng, chống tham nhũng. Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng hiện nay là vấn đề khách quan, nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của mọi lực lượng thực thi nhiệm vụ và sự chung tay của toàn dân.

Để vạch trần, kịp thời đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần nhận thấy một số điểm mới.

Trước hết, về chủ thể: Chủ thể của các quan điểm sai trái, thù địch chủ yếu do các tổ chức, cá nhân chống đối, phản động ở ngoài nước móc ngoặc, kết nối với những phần tử cơ hội chính trị, bất đồng chính kiến ở trong nước, trong đó có một số người từng là cán bộ, đảng viên bất mãn vì lợi ích cá nhân không được đáp ứng đã “trở cờ”, quay lưng lại với Đảng, dân tộc và nhân dân. Là những phần tử suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bị lôi kéo, câu kết với các thế lực thù địch, đối tượng cơ hội chính trị, tham gia các nhóm “xã hội dân sự”, “nhà dân chủ”… đội lốt “nhà tranh đấu”.

Về phương thức, thủ đoạn, chúng triệt để khai thác những sơ hở về nội dung, hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí rồi cắt ghép, dàn dựng thành những bài viết, hình ảnh, video clip có chủ đích rồi phát tán trên không gian mạng, đăng tải trên internet, mạng xã hội (facebook, twiste, youtube…), các website, blog… Nhiều đối tượng còn sử dụng các phương tiện báo viết, báo điện tử, xuất bản sách, các trung tâm truyền thông, truyền hình, phát thanh ở nước ngoài đăng phát hướng vào Việt Nam.

Không ít đối tượng còn dùng thủ đoạn tạo lập tài khoản cá nhân trên mạng xã hội (user) mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, mạo danh người nổi tiếng để thu hút đông đảo người xem, lượng truy cập, chia sẻ, tương tác, bình luận theo sự dẫn dắt có chủ đích của chúng. Khi xem, người dùng lầm tưởng đó là những trang, fanpage của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thông tin đưa ra là chính xác, tin cậy.

Chúng còn sử dụng biệt danh (nickname) nhằm che giấu lai lịch, tạo lập và điều hành các hội, nhóm (fanpage, grop…), chỉnh sửa các thông số kỹ thuật của tập tin thời gian, giả mạo IP (IP ảo, fake IP, dịch vụ máy chủ trung gian…) đăng tải tin giả, tin sai sự thật nhằm dẫn dắt dư luận, để người dùng tự do đăng tải thông tin, bình luận mà không cần kiểm soát nội dung, gây khó khăn trong công tác phát hiện, truy vết, đấu tranh, ngăn chặn.

Chúng triệt để nắm bắt các các sự kiện nóng bỏng của đời sống xã hội về tham nhũng, tiêu cực để tạo “sự kiện nóng” trên không gian mạng, đánh lừa dư luận (tung tin về sự việc không có thật, thông tin sai lệch về chỉ đạo của lãnh đạo các cấp về việc xử lý các vụ việc tham nhũng…) nhằm thu hút lớn lượng người quan tâm, tin, nghe theo. Chúng lợi dụng sơ hở trong quản lý nhà nước đối với việc cấp tên miền quốc gia (sử dụng thông tin giả mạo); cấu kết với các tổ chức, đối tượng phản động lưu vong đặt máy chủ ở nước ngoài khiến cho việc kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, vì động cơ vụ lợi kinh tế, không ít đối tượng ngang nhiên tạo tin giả, tin sai sự thật về vấn đề tham nhũng, tiêu cực rồi tán phát trên không gian mạng, tạo tâm lý tò mò để thu hút người dùng nhằm tăng tương tác, thu lợi, gây hoang mang trong dư luận quần chúng nhân dân.

Đâu là điều chúng mong muốn?

Giai đoạn 2012 - 2022, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo gần 1.000 vụ án, vụ việc, trong đó trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 313 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp. Đã đưa ra xét xử sơ thẩm 120 vụ án, 1.083 bị cáo, trong đó có 37 cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự. Những con số biết nói trên minh chứng cho nỗ lực, quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước trong công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; đồng thời cũng chứng tỏ năng lực, bản lĩnh của Đảng, Nhà nước trong việc phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực của cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ đã và đang giữa chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của hệ thống chính trị. Vì thế, những luận điệu chống phá, phủ nhận thành quả của công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng, tiêu cực hay cố tình xuyên tạc công tác này đều bắt nguồn từ dã tâm thâm độc của những kẻ phản động, thù địch, cơ hội chính trị.

Các thế lực thù địch, phản động thường lợi dụng những vấn đề nóng, trong đó có đất đai để xuân tạc, gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Các thế lực thù địch, phản động thường lợi dụng những vấn đề nóng, trong đó có đất đai để xuân tạc, gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động có nhiều và ngày càng tinh vi, thâm độc nhưng mục tiêu hướng đến cuối cùng chỉ có một và duy nhất đó là nhằm gieo rắc tâm lý hoài nghi, dao động, mất niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng; gây mất đoàn kết nội bộ, kích động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tạo nhận thức lệch lạch về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Hậu quả của những quan điểm sai trái, thù địch này là không ít cán bộ, đảng viên do non kém về tư tưởng chính trị, một số quần chúng nhân dân thiếu thông tin kiểm chứng, bị tác động, tiêm nhiễm có những biểu hiện hoang mang, mất phương hướng, hồ nghi, bức xúc, mất niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng của Đảng, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động có nhiều và ngày càng tinh vi, thâm độc nhưng mục tiêu hướng đến cuối cùng chỉ có một và duy nhất đó là nhằm gieo rắc tâm lý hoài nghi, dao động, mất niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng; gây mất đoàn kết nội bộ, kích động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tạo nhận thức lệch lạch về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cái mà họ hướng tới là phê phán, xuyên tạc nhằm tạo ra nhận thức lệch lạc, cho rằng chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền là độc tài, “đặc quyền, đặc lợi”, là nguyên nhân tạo ra tham nhũng, tiêu cực. Một mặt, chúng liên hệ, tâng bốc, ca ngợi xã hội phương Tây, những cái gọi là “giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền”, chế độ tư bản chủ nghĩa; mặt khác, chúng quy chụp việc xem xét, kỷ luật, truy tố, xét xử cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực chẳng qua là sự đấu đá, tranh giành, thanh trừng nội bộ; tìm cách khai thác, khoét sâu vào những khuyết điểm, yếu kém, sai phạm của các cấp chính quyền, cán bộ, đảng viên, từ đó gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng, chia rẽ khối đoàn kết, mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Chúng cũng không từ thủ đoạn nào nhằm kích động sự bất mãn, bức xúc, mất niềm tin, gây mâu thuẫn, chia rẽ, xung đột trong đời sống xã hội từ đó xúi giục, móc nối, lôi kéo, câu kết, hình thành lực lượng đối lập, chống đối; kích động tụ tập biểu tình, hình thành lực lượng chính trị đối lập chống phá, lật đổ thể chế chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

(Còn nữa)

Lê Minh - Vĩnh Bình

Bài 3: Không thể đảo ngược

Nguồn Bắc Giang: http://baobacgiang.com.vn/bg/chinh-tri/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/407243/nhan-dien-phan-bac-quan-diem-sai-trai-thu-dich-ve-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-ba-i-2-su-that-chung-muon-gi-.html