Nhận diện tàu chiến Nga vừa bất ngờ áp sát Mỹ

Tàu chiến Nga mang tên Yaroslav Mudry đã bất ngờ rời Địa Trung Hải thực hiện cuộc hành trình dài áp sát bờ biển Mỹ hôm 26/10.

Hãng thông tấn TASS dẫn lời phát ngôn viên Hạm đội Baltic - ông Roman Martov cho hay, Tàu hộ vệ Yaroslav Mudry và tàu tiếp dầu Lena đã tớ thăm cảng Havana, Cuba hôm 26/10. Đáng chú ý là cảng này nằm cách không quá xa bờ biển nước Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki

Hãng thông tấn TASS dẫn lời phát ngôn viên Hạm đội Baltic - ông Roman Martov cho hay, Tàu hộ vệ Yaroslav Mudry và tàu tiếp dầu Lena đã tớ thăm cảng Havana, Cuba hôm 26/10. Đáng chú ý là cảng này nằm cách không quá xa bờ biển nước Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki

"Tàu hộ vệ Yaroslav Mudry và tàu tiếp dầu Lena đã tới Cuba trong một chuyến viếng thăm thương mai. Tại thủ đô của Cộng hòa Cuba, thủy thủ của Hạm đội Baltic sẽ được bổ sung nước ngọt, thự phẩm, tổ chức kiểm tra theo kế hoạch của tàu và sau đó là cuộc hành trình xuyên Đại Tây Dương", ông Martov nói thêm. Nguồn ảnh: Wiki

"Tàu hộ vệ Yaroslav Mudry và tàu tiếp dầu Lena đã tới Cuba trong một chuyến viếng thăm thương mai. Tại thủ đô của Cộng hòa Cuba, thủy thủ của Hạm đội Baltic sẽ được bổ sung nước ngọt, thự phẩm, tổ chức kiểm tra theo kế hoạch của tàu và sau đó là cuộc hành trình xuyên Đại Tây Dương", ông Martov nói thêm. Nguồn ảnh: Wiki

Vào giữa tháng 10, tàu hộ vệ Yaroslav Mudry đã rời biển Địa Trung Hải - nơi nó là một phần của nhóm tác chiến thường trực của Hải quân Nga hỗ trợ cuộc chiến chống khủng bố ở Syria. Trong nhiều tuần, con tàu đã tham gia nhiệm vụ chống cướp biển ở Ấn Độ Dương, sau đó vượt qua Địa Trung Hải và đi vào Đại Tây Dương. Con tàu đã có một chuyến đi rất dài kể từ ngày 1/6/2016. Nguồn ảnh: Wiki

Vào giữa tháng 10, tàu hộ vệ Yaroslav Mudry đã rời biển Địa Trung Hải - nơi nó là một phần của nhóm tác chiến thường trực của Hải quân Nga hỗ trợ cuộc chiến chống khủng bố ở Syria. Trong nhiều tuần, con tàu đã tham gia nhiệm vụ chống cướp biển ở Ấn Độ Dương, sau đó vượt qua Địa Trung Hải và đi vào Đại Tây Dương. Con tàu đã có một chuyến đi rất dài kể từ ngày 1/6/2016. Nguồn ảnh: Wiki

Về lai lịch chiếc tàu chiến Nga vừa áp sát bờ biển Mỹ - theo Wiki, Yaroslav Mudry là chiếc thứ 2 và cũng là cuối cùng của lớp hộ vệ Neustrashimy Project 11540 Yastreb (Hawk) được khởi đóng vào cuối thời Liên Xô. Kế hoạch được đặt ra là đóng 7 chiếc nhưng rốt cuộc chỉ 2 chiếc được hoàn thiện và hiện nằm cả ở Hạm đội Baltic. Nguồn ảnh: Wiki

Về lai lịch chiếc tàu chiến Nga vừa áp sát bờ biển Mỹ - theo Wiki, Yaroslav Mudry là chiếc thứ 2 và cũng là cuối cùng của lớp hộ vệ Neustrashimy Project 11540 Yastreb (Hawk) được khởi đóng vào cuối thời Liên Xô. Kế hoạch được đặt ra là đóng 7 chiếc nhưng rốt cuộc chỉ 2 chiếc được hoàn thiện và hiện nằm cả ở Hạm đội Baltic. Nguồn ảnh: Wiki

Chương trình 11540 được khởi đóng vào năm 1986 nhằm phát triển một tàu hộ vệ chuyên nhiệm tác chiến chống ngầm, được tích hợp hàng loạt công nghệ tàng hình. COn tàu được chỉ định là sẽ tích hợp sonar Zvezda-1 thế hệ mới để đối phó với tàu ngầm NATO. Nguồn ảnh: Wiki

Chương trình 11540 được khởi đóng vào năm 1986 nhằm phát triển một tàu hộ vệ chuyên nhiệm tác chiến chống ngầm, được tích hợp hàng loạt công nghệ tàng hình. COn tàu được chỉ định là sẽ tích hợp sonar Zvezda-1 thế hệ mới để đối phó với tàu ngầm NATO. Nguồn ảnh: Wiki

Hai chiếc đầu tiên mang tên Neustrashimyy (712) và Yaroslav Mudry (727) được khởi đóng lần lượt vào năm 1986 và 1988 tại nhà máy Yantar ở tỉnh Kaliningrad. Chúng lần lượt được hạ thủy vào tháng 5/1988 và tháng 5/1991. Tuy nhiên do tình hình bất ổn và khó khăn kinh tế sau khi Liên Xô tan rã nên mãi tới năm 1993 thì Neustrashimyy mới được biên chế. Chiếc còn lại là Yaroslav Mudry mãi đến năm 2009 mới được đưa vào phục vụ. Nguồn ảnh: Wiki

Hai chiếc đầu tiên mang tên Neustrashimyy (712) và Yaroslav Mudry (727) được khởi đóng lần lượt vào năm 1986 và 1988 tại nhà máy Yantar ở tỉnh Kaliningrad. Chúng lần lượt được hạ thủy vào tháng 5/1988 và tháng 5/1991. Tuy nhiên do tình hình bất ổn và khó khăn kinh tế sau khi Liên Xô tan rã nên mãi tới năm 1993 thì Neustrashimyy mới được biên chế. Chiếc còn lại là Yaroslav Mudry mãi đến năm 2009 mới được đưa vào phục vụ. Nguồn ảnh: Wiki

Project 11540 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.800 tấn, toàn tải là lên tới 4.400 tấn, dài 129m, rộng 15,6m, mớn nước 5,6m. Con tàu có thể đạt tốc độ tới 30 hải lý/h với động cơ tuốc bin khí. Thủy thủ đoàn đông tới 210 người. Nguồn ảnh: Wiki

Project 11540 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.800 tấn, toàn tải là lên tới 4.400 tấn, dài 129m, rộng 15,6m, mớn nước 5,6m. Con tàu có thể đạt tốc độ tới 30 hải lý/h với động cơ tuốc bin khí. Thủy thủ đoàn đông tới 210 người. Nguồn ảnh: Wiki

Được thiết kế cho nhiệm vụ chống tàu ngầm nên dĩ nhiên là năng lực tàu hộ vệ 11540 trong chống ngầm khá mạnh. Cụ thể, nó được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm bố trí dọc hai bên thành thượng tầng thay vì bố theo cụm phóng cố định hai bên thành tàu. Các ống phóng này có thể triển khai ngư lôi Type 53 hoặc tên lửa hành trình chống tàu ngầm RPK-2 hay RPK-6. Nguồn ảnh: Wiki

Được thiết kế cho nhiệm vụ chống tàu ngầm nên dĩ nhiên là năng lực tàu hộ vệ 11540 trong chống ngầm khá mạnh. Cụ thể, nó được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm bố trí dọc hai bên thành thượng tầng thay vì bố theo cụm phóng cố định hai bên thành tàu. Các ống phóng này có thể triển khai ngư lôi Type 53 hoặc tên lửa hành trình chống tàu ngầm RPK-2 hay RPK-6. Nguồn ảnh: Wiki

Ngoài ra, tàu còn có một bệ phóng bom phản lực chống tàu ngầm RBU-6000 có tầm bắn đến 6km có thể chống tàu ngầm, đánh chặn thủy lôi, tiêu diệt người nhái phá hoại. Nguồn ảnh: Wiki

Ngoài ra, tàu còn có một bệ phóng bom phản lực chống tàu ngầm RBU-6000 có tầm bắn đến 6km có thể chống tàu ngầm, đánh chặn thủy lôi, tiêu diệt người nhái phá hoại. Nguồn ảnh: Wiki

Trên tàu chiến Nga còn bố trí các súng phóng lựu đa nòng chống người nhái. Nguồn ảnh: Wiki

Trên tàu chiến Nga còn bố trí các súng phóng lựu đa nòng chống người nhái. Nguồn ảnh: Wiki

Được biên chế sau với sự tiến bố vượt bậc của CNQP Nga nên Yaroslav Mudry so với Neustrashimyy (712) được bổ sung thêm cả vũ khí chống tàu mặt nước biến nó thành tàu hộ vệ đa nhiệm. Cụ thể, giữa thân tàu được bố trí hai bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran có tầm bắn 130km. Nguồn ảnh: Wiki

Được biên chế sau với sự tiến bố vượt bậc của CNQP Nga nên Yaroslav Mudry so với Neustrashimyy (712) được bổ sung thêm cả vũ khí chống tàu mặt nước biến nó thành tàu hộ vệ đa nhiệm. Cụ thể, giữa thân tàu được bố trí hai bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran có tầm bắn 130km. Nguồn ảnh: Wiki

Hỏa lực phòng không của tàu chiến Yaroslav Mudry tương đối tốt với hai bệ chiến đấu tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Kahstan có thể đánh chặn hiệu quả tên lửa chống hạm, máy bay bằng pháo 30mm (tầm bắn 500-4.000m, độ cao 3.000m) hoặc bằng 8 tên lửa (tầm bắn 1,5-8km). Nguồn ảnh: Wiki

Hỏa lực phòng không của tàu chiến Yaroslav Mudry tương đối tốt với hai bệ chiến đấu tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Kahstan có thể đánh chặn hiệu quả tên lửa chống hạm, máy bay bằng pháo 30mm (tầm bắn 500-4.000m, độ cao 3.000m) hoặc bằng 8 tên lửa (tầm bắn 1,5-8km). Nguồn ảnh: Wiki

32 đạn tên lửa bắn thẳng đứng 9M331 của tổ hợp tên lửa hải đối không 3K95 Kinzhal đạt tầm bắn 12km, độ cao bắn chặn 6km. Hệ thống điều khiển hỏa lực đa kênh 3R95 có thể bám bắt mục tiêu ở cự ly 45km, theo dõi ở cách 15km, có thể theo dõi và dẫn đường cho 8 tên lửa bắn chặn cùng lúc 4 mục tiêu. Nguồn ảnh: Wiki

32 đạn tên lửa bắn thẳng đứng 9M331 của tổ hợp tên lửa hải đối không 3K95 Kinzhal đạt tầm bắn 12km, độ cao bắn chặn 6km. Hệ thống điều khiển hỏa lực đa kênh 3R95 có thể bám bắt mục tiêu ở cự ly 45km, theo dõi ở cách 15km, có thể theo dõi và dẫn đường cho 8 tên lửa bắn chặn cùng lúc 4 mục tiêu. Nguồn ảnh: Wiki

Pháo hiệu dùng cho các chuyến viếng thăm trên tàu chiến Yaroslav Mudry thăm Cuba. Nguồn ảnh: Wiki

Pháo hiệu dùng cho các chuyến viếng thăm trên tàu chiến Yaroslav Mudry thăm Cuba. Nguồn ảnh: Wiki

An Ninh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/vu-khi/nhan-dien-tau-chien-nga-vua-bat-ngo-ap-sat-my-775616.html