Nhân rộng kinh nghiệm hợp tác công tư của Nhật Bản
Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, ông Kazuo Ueda - Chủ tịch Hiệp hội Tài chính Tư nhân Nhật Bản (PFI) (tại Việt Nam gọi là Hợp tác Công tư PPP) đã có cuộc gặp và trao đổi với Bộ Xây dựng về kinh nghiệm hợp tác công tư của Nhật Bản. Nhân dịp này, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Kazuo Ueda xung quanh lĩnh vực hợp tác công tư.
Ông Kazuo Ueda giới thiệu kinh nghiệm thực hiện dự án đối tác công tư PFI của Nhật Bản tại Bộ Xây dựng.
PV: Thưa ông, ông có thể cho biết kinh nghiệm của Nhật Bản trong lĩnh vực đầu tư công PFI - PPP nếu áp dụng vào Việt Nam có phù hợp không?
Ông Kazuo Ueda: Hiệp hội Tài chính Tư nhân Nhật Bản (PFI), được thành lập từ năm 1999. Chúng tôi là Hiệp hội duy nhất trên thế giới thúc đẩy hợp tác công tư. Chúng tôi là Hiệp hội tư nhân nhưng có mối liên hệ mật thiết với Chính phủ. Hiện chúng tôi có 1.154 thành viên, trong đó có 921 thành viên là cơ quan Chính phủ.
Qua kinh nghiệm tư vấn cho nhiều quốc gia trên thế giới, chúng tôi nhận thấy việc triển khai các dự án PPP muốn thành công phải dựa trên yếu tố văn hóa của nước bản địa.
Trong PPP yếu tố quan trọng nhất là các Cty tư nhân, chúng tôi rất vui mừng khi đến Việt Nam và nhận thấy có rất nhiều nhà đầu tư tư nhân quan tâm đến các thông tin PPP. Nếu thực hiện PPP thì làm sao phải hạn chế rủi ro cho các Cty tư nhân. Nếu triển khai các dự án đầu tư PPP, rất cần đào tạo để các Cty tư nhân nắm bắt được các cách thức triển khai dự án PPP.
Ở Nhật Bản, các Cty tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các công trình hạ tầng, phổ biến và thúc đẩy các hình thức và hoạt động của hình thức PPP, không chỉ trong lĩnh vực giáo dục mà tất cả các các lĩnh vực khác. Các tổ chức, Chính phủ, các Bộ, ban ngành và hệ thống doanh nghiệp đều được hỗ trợ tham khảo tư vấn về các loại hợp đồng theo hình thức PPP.
Tập thể lãnh đạo Báo Xây dựng và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng ông Kazuo Ueda.
PV: Theo ông, Việt Nam cần làm gì để có thể triển khai các dự án PPP?
Ông Kazuo Ueda: Hợp đồng quan hệ đối tác PPP giữa các bên dựa trên pháp luật và văn hóa của mỗi nước khác nhau, cần sự linh hoạt và thích hợp để có thành công nhất định. Để giảm chi phí thì các Cty tư nhân phải đầu tư về công nghệ, kỹ thuật, giải pháp, năng lực nhân sự nên các công ty này được bù đắp những lợi ích.
Thành phố thông minh hiện đại, các công ty xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng nguồn thu và giảm nguồn chi.
Việt Nam còn phải xây dựng nhiều công trình hạ tầng trong bối cảnh nguồn vốn còn hạn hẹp. Tại Nhật Bản, hiện có 823 dự án về PPP trong năm 2019 trên tổng số 2.000 dự án nhỏ trên nhiều lĩnh vực khác nhau: Trường học, tòa nhà của Chính phủ, các công tình công cộng, điện nước, sân bay, bảo tàng, bệnh viện và nhiều công trình công ích khác...
Mâu thuẫn giữa việc tính toán lợi nhuận cũng như rủi ro của các Cty tư nhân khi tham gia PPP là họ phải lập kế hoạch và ngân hàng phải bảo lãnh đồng thời phải có sự bảo lãnh của chính quyền.
Phóng viên Báo điện tử Xây dựng phỏng vấn ông Kazuo Ueda.
Tại Nhật bản, Luật PFI đã có từ năm 1999, hình thức nhượng quyền (BTO) được thực hiện phổ biến.
PFI/PPP Association mong muốn liên kết với Bộ Xây dựng để đưa ra hợp đồng đối tác giữa Chính phủ với các cơ quan tổ chức có hoạt động đào tạo cán bộ kiến thức cho các đối tác công tư trong thực hiện hợp đồng, hình thức đóng góp rất nhiều trong việc phát triển hạ tầng cơ sở của các quốc gia trên thế giới.
Xin trân trọng cảm ơn ông!