Nhật Bản nới lỏng hạn chế xuất khẩu để cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu
Nếu không nới lỏng các quy định xuất khẩu quân sự của Nhật Bản về việc cấm bán thiết bị sát thương ra nước ngoài, các đối tác của Tokyo sẽ không thể xuất khẩu loại máy bay này.
Theo hãng tin Reuters, Nhật Bản sẽ điều chỉnh quy định chuyển giao thiết bị quân sự để cho phép xuất khẩu máy bay phản lực chiến đấu mà Tokyo đang hợp tác với Italy và Anh để phát triển.
Chương trình tác chiến không quân toàn cầu chung (GCAP) năm 2023 thành lập một nhóm liên doanh gồm BAE Systems PLC của Anh, Mitsubishi Heavy của Nhật Bản Industries và Leonardo của Italy cùng phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến vào giữa thập kỷ tới.
Nếu không nới lỏng các quy định xuất khẩu quân sự của Nhật Bản về việc cấm bán thiết bị sát thương ra nước ngoài, các đối tác của Tokyo sẽ không thể xuất khẩu loại máy bay này.
Sau nhiều tháng tranh cãi chính trị giữa Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Thủ tướng Fumio Kishida và đảng Công Minh, đối tác cấp dưới, chính phủ đã đồng ý cho phép xuất khẩu sang các nước không đang trong xung đột và có ký thỏa thuận với Nhật Bản việc chuyển giao thiết bị quốc phòng. Mỗi lần xuất khẩu cũng sẽ cần có sự phê duyệt của nội các và việc thay đổi quy định sẽ bị hạn chế chỉ dành cho máy bay chiến đấu GCAP.
Nhật Bản, Anh và Italy có thể thu hút các quốc gia khác vào dự án với vai trò đối tác cấp dưới trong GCAP. Arab Saudi là một trong những ứng cử viên vì nước này sẽ mang lại tiền và thị trường sinh lời cho dự án dự kiến sẽ tiêu tốn hàng chục tỷ USD.
Các công ty khác tham gia vào dự án bao gồm Tập đoàn sản xuất tên lửa MBDA của châu Âu, Tập đoàn sản xuất hệ thống điện tử hàng không Nhật Bản Mitsubishi Electric Corp và Công ty sản xuất động cơ Rolls-Royce PLC./.