Ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, vào năm 1958, một học sinh cấp 2 tên là Tiểu Trần thường đi nhặt củi trên ngọn núi gần nhà sau khi tan học để giúp gia đình giảm gánh nặng cuộc sống khó khăn. Một ngày, trong lúc nghỉ ngơi trên núi, Tiểu Trần tìm thấy một chiếc lá kỳ lạ mà không hay biết đó là báu vật.
Rồi sau đó, khi mang chiếc lá về nhà, anh phát hiện ra rằng đó không phải là chiếc lá thông thường mà là một mảnh đá được đánh bóng.
Năm 1965, khi các chuyên gia khảo cổ đến Hắc Long Giang thu thập di vật văn hóa, Tiểu Trần nhớ lại chiếc lá và hỏi liệu nó có phải là di vật văn hóa không.
Các chuyên gia nghiên cứu và xác định rằng đó là một mảnh đá có niên đại hơn 6.000 năm, không chỉ là một món đồ thủ công bình thường mà là một bảo vật vô giá có ý nghĩa lịch sử quan trọng.
Các chuyên gia tìm ra một khu di tích lịch sử quý giá dựa trên thông tin từ Tiểu Trần và đã khai quật được nhiều cổ vật bằng đá, bao gồm một nghĩa trang của các thủ lĩnh bộ lạc thời nguyên thủy.
Tiểu Trần được trao phần thưởng tiền mặt vì đã giúp phát hiện ra di tích lịch sử này.
Chiếc lá mà Tiểu Trần nhặt được đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hắc Long Giang, là minh chứng cho sự đóng góp của anh trong việc khám phá và bảo tồn di sản văn hóa.
Mời quý độc giả xem thêm video: Đào được “tảng đá” hình thù kỳ dị, ai ngờ là “báu vật” nghìn tỷ.
Thiên Trang (th)