Năm 1981, một cậu bé ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, phát hiện một cục đá đen sì bí ẩn và đưa nó đến bảo tàng lịch sử của địa phương với hi vọng tìm ra thông tin về nó.
Bề ngoài của cục đá này đen sì nhưng rất sáng, và được khắc chữ màu đỏ.
Qua kiểm định ban đầu, nhân viên bảo tàng kết luận rằng đó không phải là than mà là một bảo vật lịch sử.
Các chuyên gia của bảo tàng bắt đầu nghiên cứu để xác định nguồn gốc của bảo vật này.
Sau nhiều năm nỗ lực, họ phát hiện ra rằng đây là một "con dấu đa diện" với 16 mặt khắc chữ, được chia thành ba loại sử dụng trong văn bản chính thức, sách và thư từ.
Cuối cùng, chuyên gia khảo cổ học Vương Hàng Chương đã xác định chủ nhân của con dấu này là tướng lãnh Cô Độc Tín, một trong 8 Trụ quốc đại tướng quân của nhà Tây Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.
Con dấu này được cho là có từ khoảng 540 sau Công Nguyên và hiện đang được trưng bày tại bảo tàng lịch sử Thiểm Tây. Bảo vật này là một minh chứng cho cuộc đời huy hoàng của tướng lãnh Cô Độc Tín và những đóng góp của ông trong lịch sử Trung Quốc.
Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh tăng T59 số hiệu 337 vừa được công bố Bảo vật Quốc gia.
Thiên Trang (TH)