Vào tháng 4/2012, nông dân tên Khổng Trung Lương ở Hàm Dương, Thiểm Tây, Trung Quốc bất ngờ nhận được một tờ giấy đỏ có viết nội dung: "Chúng tôi đến đây để cảm ơn sự đóng góp của ông trong việc bảo vệ di tích văn hóa quốc gia. Tôi cũng muốn mời ông tham gia buổi tuyên dương diễn ra vào tháng 12...". Sự việc này bắt nguồn từ việc ông tìm thấy một viên đá lạ vào 44 năm trước.
Cụ thể, vào một biểu chiều tháng 9/1968, Khổng Trung Lương ghé vào bờ sông sau khi tan học. Theo đó, cậu nhặt một số viên đá ném xuống mặt nước. Đột nhiên, cậu tìm thấy một viên đá khác thường có các cạnh vuông vắn. Không những vậy, nó còn phát ra ánh sáng kỳ lạ.
Vì vậy, Khổng Trung Lương mang viên đá lạ ra bờ sông rửa sạch bụi đất và mang về nhà. Ông hào hứng kể chuyện viên đá với anh trai. ban đầu, người anh không quan tâm nhưng về sau nhận thấy đó có thể là một con dấu. Vì vậy, anh của Khổng Trung Lương mang ra tiệm đá quý nhờ người am hiểu xem giúp.
Do không am hiểu nhiều cổ vật nên người chủ tiệm đá quý chỉ có thể xác định đó là một con dấu nhưng không rõ nó có nguồn gốc như thế nào.
Sau khi nghe con trai kể chuyện tìm được viên đá nghi là con dấu cổ, cha của Khổng Trung Lương đắn đo suy nghĩ một thời gian. Cuối cùng, ông quyết định giao viên đá lạ cho giới chức trách.
Các chuyên gia sau khi kiểm tra thì phát hiện viên đá lạ mà Khổng Trung Lương nhặt được là một con dấu làm từ ngọc. Rất có thể đó là ngọc Hòa Điền. Trên con dấu có khắc hình ảnh con vật có sừng chia đôi và bàn chân có 4 móng, đuôi hếch, cuộn vào trong. Đây là một loại linh vật phổ biến từ thời Chiến Quốc đến thời Hán.
Dưới đế hình vuông của con dấu khắc 4 ký tự được cho là "Hoàng hậu chi tỷ" (Con dấu của hoàng hậu). Vì vậy, các chuyên gia vô cùng vui mừng và hứa trao tặng bằng khen và tiền thưởng 1.000 nhân dân tệ. Thế nhưng, cha con Khổng Trung Lương từ chối. Sau khi được mọi người thuyết phục, họ nhận số tiền 20 nhân dân tệ làm chi phí đi lại.
Kể từ đó, Khổng Trung Lương cùng gia đình trở lại cuộc sống bình thường. Trong khi đó, các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu về con dấu quý hiếm trên.
Sau hơn 4 thập kỷ nghiên cứu, giới chuyên gia xác định được chủ nhân của con dấu trên là Lã hậu - hoàng hậu của Hán Cao Tổ Lưu Bang.
Vào năm 2013, Cục Di sản Văn hóa Nhà nước Trung Quốc đưa con dấu vào "Danh mục di tích văn hóa bị cấm ra nước ngoài (biên giới) đợt 3".
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hàng loạt vụ mất trộm cổ vật tại đình chùa. Nguồn: THDT.
Tâm Anh (TH)