Nhật hoàng 'ăn năn sâu sắc' về quá khứ quân phiệt

Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhật đầu hàng trong Thế chiến II, Nhật hoàng Naruhito bày tỏ sự 'ăn năn sâu sắc', trong khi Thủ tướng Abe cam kết sẽ không để bi kịch lịch sử lặp lại.

 Nhật hoàng Naruhito cùng Hoàng hậu Masako và Thủ tướng Shinzo Abe hôm 15/8 tham dự lễ kỷ niệm ngày Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh cách đây 75 năm, kết thúc giai đoạn lịch sử đến nay vẫn là nỗi ám ảnh ở Đông Á. Ảnh: AFP.

Nhật hoàng Naruhito cùng Hoàng hậu Masako và Thủ tướng Shinzo Abe hôm 15/8 tham dự lễ kỷ niệm ngày Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh cách đây 75 năm, kết thúc giai đoạn lịch sử đến nay vẫn là nỗi ám ảnh ở Đông Á. Ảnh: AFP.

 "Nhìn lại giai đoạn hòa bình lâu dài sau chiến tranh, nghĩ về quá khứ của chúng ta với sự ăn năn sâu sắc trong lòng, tôi thực lòng hy vọng rằng sự tàn phá của chiến tranh sẽ không bao giờ lặp lại lần nữa", Nhật hoàng Naruhito phát biểu tại buổi lễ, theo Reuters. Ảnh: AFP.

"Nhìn lại giai đoạn hòa bình lâu dài sau chiến tranh, nghĩ về quá khứ của chúng ta với sự ăn năn sâu sắc trong lòng, tôi thực lòng hy vọng rằng sự tàn phá của chiến tranh sẽ không bao giờ lặp lại lần nữa", Nhật hoàng Naruhito phát biểu tại buổi lễ, theo Reuters. Ảnh: AFP.

 Trước đó, ông cùng hoàng hậu Masako cúi đầu trước một bàn thờ lớn được bày trí với rất nhiều hoa. Ảnh: Reuters.

Trước đó, ông cùng hoàng hậu Masako cúi đầu trước một bàn thờ lớn được bày trí với rất nhiều hoa. Ảnh: Reuters.

 Cả hai đều mang khẩu trang trong buổi lễ có quy mô nhỏ hơn mọi năm vì dịch Covid-19. Ảnh: AFP.

Cả hai đều mang khẩu trang trong buổi lễ có quy mô nhỏ hơn mọi năm vì dịch Covid-19. Ảnh: AFP.

 Đương kim Nhật hoàng kế vị năm ngoái sau khi cha ông thoái vị. Ông cũng chính là cháu của Nhật hoàng Hirohito, người giữ Ngai Hoa Cúc từ năm 1926 đến năm 1989 và tuyên bố sự thua cuộc của đế quốc Nhật vào ngày 15/8/1945. Ảnh: Reuters.

Đương kim Nhật hoàng kế vị năm ngoái sau khi cha ông thoái vị. Ông cũng chính là cháu của Nhật hoàng Hirohito, người giữ Ngai Hoa Cúc từ năm 1926 đến năm 1989 và tuyên bố sự thua cuộc của đế quốc Nhật vào ngày 15/8/1945. Ảnh: Reuters.

 Mỹ và Nhật Bản, kẻ thù từng đứng ở hai bên chiến tuyến, nay đã trở thành đồng minh an ninh vững chắc. Dù vậy, di sản chiến tranh vẫn là ký ức đau đớn với nhiều người ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên, những nơi từng bị đế quốc Nhật chiếm đóng. Ảnh: AFP.

Mỹ và Nhật Bản, kẻ thù từng đứng ở hai bên chiến tuyến, nay đã trở thành đồng minh an ninh vững chắc. Dù vậy, di sản chiến tranh vẫn là ký ức đau đớn với nhiều người ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên, những nơi từng bị đế quốc Nhật chiếm đóng. Ảnh: AFP.

 "Không bao giờ được lặp lại bi kịch chiến tranh. Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì lời hứa kiên định này", Thủ tướng Abe nói trong buổi lễ diễn ra tại Tokyo. Ảnh: AFP.

"Không bao giờ được lặp lại bi kịch chiến tranh. Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì lời hứa kiên định này", Thủ tướng Abe nói trong buổi lễ diễn ra tại Tokyo. Ảnh: AFP.

 Ông Abe cũng gửi lễ vật đến đền Yakusani trong dịp này. Là nơi thờ tự 14 nhà lãnh đạo Nhật thời chiến cũng như những người chết trong chiến tranh, ngôi đền bị các nước láng giềng xem là biểu tượng cho quá khứ quân phiệt của Nhật. Ảnh: AFP.

Ông Abe cũng gửi lễ vật đến đền Yakusani trong dịp này. Là nơi thờ tự 14 nhà lãnh đạo Nhật thời chiến cũng như những người chết trong chiến tranh, ngôi đền bị các nước láng giềng xem là biểu tượng cho quá khứ quân phiệt của Nhật. Ảnh: AFP.

 Ông Abe đã không đích thân viếng đền từ năm 2013 để tránh bị Bắc Kinh và Seoul chỉ trích. Song ít nhất 4 bộ trưởng nội các có mặt ở đền Yasukuni hôm 15/8, bao gồm Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi (ảnh), Bộ trưởng Giáo dục Koichi Hagiuda, Bộ trường Nội vụ Sanae Takaichi. Ảnh: Reuters.

Ông Abe đã không đích thân viếng đền từ năm 2013 để tránh bị Bắc Kinh và Seoul chỉ trích. Song ít nhất 4 bộ trưởng nội các có mặt ở đền Yasukuni hôm 15/8, bao gồm Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi (ảnh), Bộ trưởng Giáo dục Koichi Hagiuda, Bộ trường Nội vụ Sanae Takaichi. Ảnh: Reuters.

 Suy nghĩ về di sản chiến tranh không giống nhau giữa các thế hệ tại Nhật, nơi hơn 80% người dân sinh ra sau khi Thế chiến II kết thúc. Bản thân ông Abe cũng từng nói các thế hệ tương lai không nên cứ phải xin lỗi về sai lầm quá khứ. Trong ảnh là người tham dự buổi lễ ở Hội trường Nippon Budokan ngồi với khoảng cách an toàn theo quy định phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: AFP.

Suy nghĩ về di sản chiến tranh không giống nhau giữa các thế hệ tại Nhật, nơi hơn 80% người dân sinh ra sau khi Thế chiến II kết thúc. Bản thân ông Abe cũng từng nói các thế hệ tương lai không nên cứ phải xin lỗi về sai lầm quá khứ. Trong ảnh là người tham dự buổi lễ ở Hội trường Nippon Budokan ngồi với khoảng cách an toàn theo quy định phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: AFP.

Đông Phong

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nhat-hoang-an-nan-sau-sac-ve-qua-khu-quan-phiet-post1120072.html