Nhật phát triển tên lửa siêu thanh để đối phó Trung Quốc, Triều Tiên?
Chính phủ Nhật Bản đã tiết lộ kế hoạch phát triển song song tên lửa hành trình siêu thanh và và một loại vũ khí siêu tốc khác. Theo Military Watch, chính phủ Nhật Bản đã có kế hoạch phát triển các hệ thống này cho không quân với ý định đưa chúng lên tuyến đầu vào đầu những năm 2030.
Kế hoạch phát triển các hệ thống vũ khí này đã được công bố trên trang web của Cơ quan Hậu cần, Công nghệ và Hậu cần chính thức của Nhật Bản. Tên lửa hành trình siêu thanh (một số người gọi là tên lửa siêu vượt âm) sẽ được trang bị động cơ phản lực tĩnh siêu âm (scramjet), có tốc độ và tầm bắn vượt trội so với các lớp tên lửa hiện có. Phương tiện lượn siêu âm sẽ sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn và duy trì vận tốc cao khi lướt tới mục tiêu. Các tên lửa mới sẽ tương thích với một loạt đầu đạn tấn công mục tiêu mặt đất và trên biển - bao gồm một loại chuyên dụng để xuyên thủng boong tàu sân bay.
Cả hai loại vũ khí siêu âm mới của Nhật Bản sẽ dựa vào hệ thống dẫn đường vệ tinh. Đầu đạn sẽ sử dụng hình ảnh tần số vô tuyến có khả năng chống lại các mục tiêu tàng hình hoặc máy tìm kiếm hồng ngoại. Nhiều khả năng Nhật Bản sẽ tích hợp vũ khí mới lên các máy bay chiến đấu hạng nặng F-3 thế hệ thứ sáu sắp tới thay thế các máy bay chiến đấu F-2 đang phục vụ.
F-2 hiện là lớp máy bay chiến đấu duy nhất của Nhật Bản được trang bị tên lửa hành trình - mặc dù chúng chỉ dành cho mục đích chống hạm hơn là tấn công trên bộ. Tên lửa hành trình siêu thanh của Nhật Bản sẽ đặt ra thách thức lớn đối với các hệ thống phòng không của Trung Quốc, Triều Tiên và Nga như HQ-9B, KN-06 (Pyongae-5) và S-300, mặc dù các hệ thống mới hơn như S-400 , HQ-9C và S-500 được nói là có khả năng đánh chặn các mục tiêu siêu âm. Các tàu chiến mặt nước của cả Nga và Trung Quốc dự kiến triển khai các hệ thống phòng không có khả năng đánh chặn các mục tiêu siêu thanh vào giữa thập kỷ này. Nga và Trung Quốc hiện đang giữ vị trí dẫn đầu trong các công nghệ tên lửa siêu thanh, triển khai một loạt các nền tảng từ năm 2018, ví dụ tên lửa đạn đạo Kh-47M2 (Kinzhal) và tên lửa hành trình chống tàu Zircon của Nga hay tên lửa hành trình tấn công mặt đất DF-17 của Trung Quốc.
Trong khi các lực lượng vũ trang Nhật Bản sự ngang bằng về công nghệ với Liên Xô và vượt trội đáng kể so với Trung Quốc trong những năm cuối của Chiến tranh Lạnh, vị trí thế này đã giảm đi đáng kể kể từ đó.