Nhặt sạn bom tấn 'Mulan' của Lưu Diệc Phi: Câu chuyện xa lạ, lai tạp giữa các yếu tố văn hóa
bản live - action (Người đóng), Hoa Mộc Lan trở thành một câu chuyện xa lạ, lai tạp giữa các yếu tố văn hóa Tây - Á, thậm chí một chút viễn tưởng.
"Mulan" kể về truyền thuyết Hoa Mộc Lan - cô gái dũng cảm, hiếu thảo thay cha tòng quân giết giặc. Bằng tài trí của mình, Hoa Mộc Lan lập công lớn trên chiến trường và mang lại vinh quang cho gia tộc theo một cách hoàn toàn tách biệt khỏi truyền thống: Phụ nữ phải tòng phu.
Trong khi tác phẩm điện ảnh Mulan của Lưu Diệc Phi mải mê thể hiện thông điệp nữ quyền thì những yếu tố về văn hóa châu Á, sự hợp lý về bối cảnh trong phim lại bị lơ là hoặc thể hiện sơ sài, không đúng với thực tế khiến phim trở nên giữa chừng và khó tiếp cận khán giả.
1. Phượng Hoàng cao quý bị đem đi canh cửa
Xuất hiện đầu tiên trong phim là ý nghĩa của chim Phượng Hoàng. Loài chim thần thoại trong tín ngưỡng Á Châu thuộc bộ Tứ Linh, cụ thể hơn ở Trung Hoa, Phượng Hoàng hoặc chim công thường được dùng để trang trí cho trang phục của các Hoàng hậu. Bởi vì Phượng Hoàng đại diện cho sự cao sang, phú quý và kiêu sa.
Loài Phượng Hoàng cao sang biến thành chim giữ nhà cho tộc họ Hoa
Hai linh thú không liên quan gì đến nhau lại phải cùng nhau canh nhà
Điểm sai trong Mulan, đó là chim Phượng bị biến thành gia "gia huy" (huy hiệu, biểu tượng cho một gia tộc) cho một gia đình thuộc tầng lớp dân thường. "Mạo phạm" hơn nữa, đạo diễn Niki Caro đã biến một hình tượng thần điểu của Tứ Linh thành... hai chú chim giữ cửa đứng trước phòng thờ của nhà họ Hoa. Đối với các gia tộc người châu Á, linh thú giữ cửa trước này phải là chó đá chứ không phải loài chim thần thánh như Phượng Hoàng.
Trong Mulan, hai bức tượng giữ cửa của nhà thờ của dòng họ Hoa lại là một con chó đá và một con Phượng Hoàng - hai linh thú không liên quan gì đến nhau.
2. Gia đình thường dân mà "cả gan" lấy gia huy hình chim Phượng - thuộc tầng lớp quý tộc
Khái niệm "gia huy" của nhà họ Hoa xuất hiện trong phim cũng khá khiên cưỡng. Thường thì các gia đình phương Đông ít khi nào lấy gia huy. Hoặc có thì cũng không ai lấy hình tượng thần thú, đại diện cho Hoàng tộc làm huy hiệu gia tộc cả.
Gia huy là khái niệm khá xa lạ với người Á Đông, cho dù có sử dụng gia huy cũng ít ai dám "xí" loài chim "sang chảnh" như Phượng Hoàng
Theo như "Mulan", thì có khả năng nhà họ Hoa đang phạm thượng vì tội dám lấy hình ảnh chim Phượng - vốn đại diện cho các bậc Hoàng hậu, vương phi làm huy hiệu gia tộc. Vậy chẳng khác nào tự nhận dòng dõi của mình là hoàng tộc, đáng tội phạm thượng. Suy nghĩ mỗi gia đình có một gia huy riêng là một cách nghĩ rất... Games Of Thrones nhưng lại sai đối với bối cảnh Mulan.
3. Khái niệm "yêu quái" và tư duy "cứ phụ nữ mạnh là phù thủy"
Tiên Nương (Củng Lợi) - chú chim ưng của thủ lĩnh quân xâm lượng bị các tướng phe địch dè bỉu là "phù thủy". Tương tự, khi Mộc Lan trở về tham gia chiến đấu với thân phận nữ giới, cũng bị quân lính thuộc tộc Nhu Nhiên (kẻ xâm lược) cho là phù thủy.
Tiên Nương bị gán cho cái tên "phù thủy"
Khái niệm "phù thủy" thực chất đến từ phương Tây, nhằm chỉ những người phụ nữ sở hữu quá nhiều tài năng, kiến thức khiến họ bị hiểu lầm là có phép thuật. Tuy nhiên, đối với người châu Á, chúng ta quen thuộc với khái niệm "yêu quái" nhiều hơn. Đó là hình ảnh những loài thú biến thành người, sở hữu những kỹ năng kỳ ảo, vi diệu. "Phù thủy" là khái niệm rất phương Tây được du nhập qua những phim truyền hình nói về phép thuật. Vậy, Tiên Nương có lẽ nên được định nghĩa là một loại yêu quái thì có lẽ hợp lý hơn phù thủy.
4. Dòng sông băng "đông - hè" khó hiểu, cây cối vẫn mọc nhưng nước bị đóng băng?
Vùng đất nơi diễn ra cuộc giao chiến giữa Mộc Lan và Tiên Nương có khí hậu vô cùng khó hiểu. Rõ ràng đây là một thung lũng có nhiệt độ cao, giữa những kẽ đá có hơi nước phun lên ngùn ngụt. Tại đây, cây cối chủ yếu là rêu, chúng mọc phủ xanh rờn đất đai. Ấy vậy mà dòng sông bị... đóng băng như giữa mùa đông. Khi Mộc Lan di chuyển ra giữa lòng sông nhặt cây kiếm, mặt băng bắt đầu nứt vỡ theo từng bước chân của cô. Hơi nước cực nóng bốc lên từ mặt đất, rong rêu mọc xanh tươi ngay giữa mùa đông tuyết giá? Một kiểu khí hậu khá... ngoài hành tinh.
Mặt sông đóng băng nhưng xanh lè ví lý do khó hiểu
Nhìn chung thì có thể Mộc Lan đã vô tình lọt qua biên giới quốc gia nào khác, nhưng không biết đất nước nào của châu Á lại sở hữu khí hậu xen lẫn vừa nóng vừa lạnh như thế.
5. Phim bối cảnh Trung Hoa nhưng đơn vị đo khối lượng là của... Mỹ
Trong Mulan, vị tướng trong quân đội có một câu thoại mà sau này bản thân Hoa Mộc Lan cũng trích dẫn lại: "Four ounces can move 1,000 pounds" (Tạm dịch: 4 ounce có thể chuyển dời 1000 pounds).
Câu thoại của vị tướng quân: "4 ounces can move 1000 pounds"
Nhưng "ounce" và "pound" là đơn vị đo khối lượng của Mỹ. Đơn vị đo của các quốc gia châu Á thời phong kiến, chủ yếu là cân, tạ, lạng v.v... Bởi vậy mới có câu "Kẻ tám lạng, người nửa cân". Tại sao một quân đội Trung Hoa lại áp dụng đơn vị đo khối lượng của nước Mỹ và các nước châu Âu?
Sau khi lên sóng Disney+, Mulan chính thức công chiếu tại quê hương Trung Quốc vào ngày 11/9 sắp tới.