Nhật thực 'vòng tròn lửa' siêu hiếm xuất hiện ở Việt Nam có gì đặc biệt?

Sáng 26/12, hiện tượng nhật thực hình khuyên có thể nhìn thấy tại nhiều quốc gia Trung Đông và châu Á. Sở dĩ gọi là nhật thực hình khuyên bởi lúc này Mặt Trăng sẽ che khuất phần lớn Mặt Trời, để lại một vành sáng nhỏ có hình chiếc nhẫn.

Theo Zing.vn, Mặt Trăng di chuyển vào giữa Mặt Trời và Trái Đất, nhưng chỉ che đi một phần của Mặt Trời, để lại xung quanh bóng mặt trăng một vòng tròn màu đỏ ấn tượng. Hiện tượng này để lại vòng sáng xung quanh Mặt Trăng, hay còn được ví như "vòng tròn lửa".

Người Hà Nội thích thú ngắm nhật thực "vòng tròn lửa" cực hiếm. (Ảnh: Tiền Phong)

Người Hà Nội thích thú ngắm nhật thực "vòng tròn lửa" cực hiếm. (Ảnh: Tiền Phong)

Chúng ta có thể thấy “vòng tròn lửa” này bởi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng nhưng do Mặt Trăng nằm xa Trái Đất hơn mọi khi (trên quỹ đạo hình elip) khiến nó trông nhỏ hơn 3% so với Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất.

Tại Hà Nội, nhật thực bắt đầu vào lúc 10h34, đạt cực đại vào 12h17 và kết thúc vào 14h, tỉ lệ che phủ đạt 34%. (Ảnh: Tiền Phong)

Tại Hà Nội, nhật thực bắt đầu vào lúc 10h34, đạt cực đại vào 12h17 và kết thúc vào 14h, tỉ lệ che phủ đạt 34%. (Ảnh: Tiền Phong)

Hiện tượng này sẽ diễn ra từ 10h34 đến 14h theo giờ Hà Nội. Trong đó, hiện tượng đạt cực đại vào lúc khoảng lúc 12h17, tạo ra nhật thực hình khuyên kéo dài tối đa 3 phút 40 giây. Đây là hiện tượng nhật thực cuối cùng của thập niên 2010.

Giai đoạn đầu của hiện tượng, khi Mặt Trăng dần đi vào che lấp Mặt Trời. Ảnh chụp tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Getty.

Giai đoạn đầu của hiện tượng, khi Mặt Trăng dần đi vào che lấp Mặt Trời. Ảnh chụp tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Getty.

Trên thực tế, nhật thực hình khuyên là loại nhật thực một phần đặc biệt và bạn cần sử dụng một số biện pháp phòng ngừa an toàn để quan sát Mặt Trời, trong đó có các loại kính hỗ trợ hoặc bộ lọc ánh sáng Mặt Trời. Bởi một phần của Mặt Trời vẫn sáng và nó có khả năng sẽ ảnh hưởng đến mắt.

Hiện tượng nhật thực này chỉ có thể theo dõi ở châu Á, vùng Trung Đông cùng một số phần của Australia. Ảnh: Getty.

Hiện tượng nhật thực này chỉ có thể theo dõi ở châu Á, vùng Trung Đông cùng một số phần của Australia. Ảnh: Getty.

Theo báo Tiền Phong, Hội Thiên văn nghiệp dư (HAS) đã tổ chức buổi quan sát nhật thực tại Cầu Giấy, Hà Nội với kính viễn vọng khiến nhiều bạn trẻ thích thú.

Phong Linh (tổng hợp)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/nhat-thuc-vong-tron-lua-sieu-hiem-xuat-hien-o-viet-nam-co-gi-dac-biet-a461002.html