Theo thông tin từ tờ Japan’s Sankei Shimbun ngày 29/12, Nhật Bản đang phát triển một loại tên lửa chống hạm mới, có tầm bắn khoảng 2.000 km. Đồng thời, Nhật Bản có kế hoạch mở rộng tầm bắn của tên lửa chống hạm Tye-12 hiện đang trang bị trong Lực lượng Phòng vệ Lục quân lên 1.500 km. Ảnh: Tên lửa chống hạm Type 12 – Nguồn: Sankei Shimbun
Theo bài báo, loại tên lửa chống hạm mới có thể được gọi là tên lửa “Tomahawk sản xuất tại Nhật Bản”. Giống như tên lửa chống hạm Type 12 cải tiến, chúng không chỉ có thể chống hạm mà còn có khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Nguồn: Sankei Shimbun
Từ năm 2017, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định mua tên lửa chống hạm tầm ngắn JSM của Na Uy để trang bị cho máy bay chiến đấu F-35, đồng thời mua Tên lửa phòng thủ mặt đất liên hợp (JASSM) và Tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) do Mỹ sản xuất, để trang bị cho máy bay chiến đấu F-15J. Ảnh: Tên lửa chống hạm JSM – Nguồn: Wikipedia
Tuy nhiên về tầm bắn của tên lửa chống hạm mới của Nhật Bản và tên lửa chống hạm cải tiến Type 12 vượt xa những loại tên lửa trên và có thể so sánh với tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, với tầm bắn hơn 1.600 km. Ảnh: Ảnh chụp màn hình từ Sankei Shimbun ở Nhật Bản – Nguồn: Sankei Shimbun
Tên lửa chống hạm Type 12 của Nhật Bản được phát triển bởi Mitsubishi Heavy Industries và được đưa vào sử dụng vào năm 2012. Type 12 nặng khoảng 700 kg, bay với tốc độ cận âm cao, tầm bắn tối đa của tên lửa đất đối đất và đối hạm là khoảng 200 km, nhỏ hơn một chút so với loạt tên lửa chống hạm YJ-83 của Trung Quốc. Nguồn: Sankei Shimbun
Loại trên đất liền sẽ được phóng bằng xe tải, với 6 ống phóng, loại trên tàu được trang bị trên tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Maya của Nhật Bản. Type 12 sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính giai đoạn đầu và giữa, kết hợp dẫn đường GPS; pha cuối sử dụng radar mảng pha AESA, băng tần Ka của tên lửa, cho tên lửa mức chính xác rất cao. Nguồn: Sankei Shimbun
Ngoài ra tên lửa chống hạm Type 12 còn có phương pháp dẫn đường bay bám địa hình, đây là phương pháp dẫn đường điển hình cho tên lửa hành trình tấn công đất liền, bay ở độ cao sát mặt đất. Do đó, Type 12 hiện có có thể đã có khả năng tấn công mục tiêu đất liền. Tuy nhiên, do tầm bắn ngắn, nên về cơ bản không có giá trị thực tế đối với các cuộc tấn công trên bộ. Nguồn: Sankei Shimbun
Phiên bản chống hạm Type 12 phóng từ trên không, có thể được gắn trên máy bay tuần tra hàng hải/chống ngầm P-1, hoặc máy bay chiến đấu F-2. Tầm bắn của tên lửa chống hạm Type 12 phóng từ trên không, đã được tăng lên khoảng 400 km. Nguồn: Sankei Shimbun
Theo kế hoạch của Nhật Bản, Type 12 cải tiến sẽ tăng tầm bắn theo hai giai đoạn; giai đoạn 1, nâng tầm bắn lên 900 km, giai đoạn 2, tăng lên 1.500 km. Đồng thời áp dụng công nghệ tàng hình cho phiên bản cải tiến này. Nguồn: Sankei Shimbun
Còn loại tên lửa chống hạm mới, từ hình ảnh trong Sách trắng Quốc phòng do chính phủ Nhật Bản công bố, có thể thấy tên lửa chống hạm này sử dụng hình dạng tàng hình, tương tự như tên lửa JASSM và LRASM của Mỹ, nhưng có tầm bắn lớn hơn gấp đôi so với JASSM và LRASM. Ảnh: Mô tả về loại tên lửa chống hạm mới trong Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản – Nguồn: Sankei Shimbun
Ngoài ra trong Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản xuất bản năm 2020, đã mô tả rõ ràng về nhiệm vụ chiến đấu của tên lửa chống hạm mới, ngoài tiêu diệt mục tiêu mặt nước, còn có nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên bộ. Ảnh: Mô tả nhiệm vụ chiến đấu của tên lửa chống hạm mới, trong Sách trắng quốc phòng Nhật Bản (khoanh đỏ là tấn công trên bộ) – Nguồn: Sankei Shimbun
Theo thông tin từ tờ Sankei Shimbun, Nhật Bản sẽ triển khai hai tên lửa mới này trên các đảo ở phía tây nam của Nhật Bản, để phòng thủ đảo. Nhưng cự ly từ Okinawa đến thủ đô Bắc Kinh, nó chỉ hơn 1.800 km và cách Bình Nhưỡng chỉ 1.300 km. Ảnh: Khoảng cách từ Okinawa đến Bắc Kinh và Bình Nhưỡng – Nguồn: Sina
Như vậy với tên lửa chống hạm mới, Nhật Bản có thể đặt thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên trong tầm bắn của tên lửa Type 12 cải tiến và Bắc Kinh với tên lửa chống hạm mới. Không chỉ vậy, toàn bộ bờ biển phía đông nam Trung Quốc đều nằm trong tầm bắn của tên lửa này. Nguồn: Sankei Shimbun
Trước những động thái của Nhật Bản trong phát triển các loại tên lửa hành trình tiến công tầm xa, có khả năng Trung Quốc sẽ đưa các căn cứ phóng, phương tiện phóng các loại vũ khí này vào trong làn sóng tấn công đầu tiên. Đồng thời triển khai các hệ thống tác chiến điện tử để có thể vô hiệu hóa tên lửa của Nhật Bản từ sớm. Nguồn: Sankei Shimbun
Sức mạnh của lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Tiến Minh