Nhiều giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các trạm thu phí phối hợp với các lực lượng Thanh tra giao thông, CSGT túc trực ở trạm thu phí để yêu cầu xả trạm khi xe ùn tắc, không di chuyển được.

Ùn tắc kéo dài tại vành đai 3 trên cao hướng vào trung tâm thành phố chiều 29/4. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN

Ùn tắc kéo dài tại vành đai 3 trên cao hướng vào trung tâm thành phố chiều 29/4. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN

Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, dịp nghỉ Lễ 30/4, 1/5 năm nay, dự kiến lượng xe trên các tuyến cao tốc, quốc lộ sẽ tăng đột biến, nguy cơ xảy ra ùn ứ, nhất là tại các trạm thu phí.

Để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, duy tu sửa chữa, có phương án tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn, thông suốt. Đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn, đặc biệt là trên các tuyến giao thông trọng điểm, các khu vực có nguy cơ ùn tắc cao.

Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã chỉ đạo các trạm thu phí phối hợp với các lực lượng Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông túc trực ở trạm thu phí yêu cầu xả trạm khi xe tắc, không di chuyển được.

Người dân nên lựa chọn thời điểm đi lại phù hợp, không tập trung đi vào một khung giờ. Trên đường cần tuân thủ luật lệ, không vượt ẩu, chen lấn để không cản trở lưu thông, tránh va chạm, tai nạn gây ùn tắc.

"Các xe ôtô nên dán thẻ thực hiện thu phí không dừng để qua trạm thu phí nhanh hơn thay vì nếu không dán thẻ sẽ phải xếp hàng chờ ở làn thu phí thủ công gây ùn tắc. Kể cả người đi qua trạm thu phí mỗi năm vài lần cũng nên dán thẻ thu phí không dừng để đi lại thuận lợi trong dịp lễ, Tết", ông Nguyễn Xuân Cường khuyến cáo.

Với những ý kiến cho rằng nên có chính sách dịp lễ, Tết không nên thu phí để đi lại thuận tiện rồi cho phép nhà đầu tư kéo dài thêm thời gian thu phí để bù hoặc được tính vào phương án tài chính, ông Nguyễn Xuân Cường cho biết, đã có một số nhà đầu tư đề xuất như trên nhưng pháp luật chưa quy định nên cơ quan chức năng chưa có cơ sở giải quyết.

"Để làm được việc này cần được nghiên cứu đưa vào Luật Giao thông đường bộ, hoặc sửa Luật phí và lệ phí để có cơ sở thực hiện," ông Nguyễn Xuân Cường nói.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp Hội Vận tải ôtô Việt Nam cho rằng, mặc dù lực lượng chức năng đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn giao thông trong dịp lễ. Nhưng thực tế các năm qua, trong dịp Lễ 30/4, 1/5 lưu lượng xe tăng đột biến đã xảy ra ùn tắc tại một số tuyến đường.

Dịch bệnh khiến người dân ngại đi phương tiện công cộng nên chủ yếu đi xe cá nhân làm lượng xe cá nhân đông góp phần ùn tắc.

"Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông quy định: mức phạt nếu không xả trạm khi ùn tắc. Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định lực lượng chức năng nào xử phạt hành vi không xả trạm. Các đơn vị quản lý đường đã biết quy định nên không phải chờ ai ra quyết định xả mà cần giải quyết nhu cầu khẩn cấp khi ùn tắc," ông Nguyễn Văn Quyền cho hay.

Ông Nguyễn Văn Quyền, cũng khuyến cáo người dân nên nắm tình hình giao thông trước chuyến đi qua phương tiện truyền thông, điều chỉnh khung giờ đi lại để tránh đi vào đường đông, không tập trung đi vào một thời điểm.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Quyền, ngoài những giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường thông tin về tình hình lưu lượng giao thông trên các tuyến đường; dự báo trước tình hình giao thông trong dịp lễ, Tết.

Đồng thời thông tin về quy luật đi lại, lưu lượng phương tiện để đưa ra các khuyến cáo cho người tham gia giao thông biết điều chỉnh hành trình di chuyển, tránh tập trung vào khung giờ nhất định.

Đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, vào dịp nghỉ lễ, xe đi trên đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình thường cao gấp 3 lần ngày thường, chủ yếu là xe con. Ùn ứ xảy ra do mật độ xe tăng quá cao chứ không phải do công tác quản lý.

"Khi đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình quá đông thì đường tránh Phủ Lý, đường tránh phía tây Ninh Bình vắng xe. Cơ quan chức năng nên thông báo điều tiết xe thay vì để người dân tập trung vào đường lớn vì nghĩ đường này sẽ không tắc, gây áp lực giao thông cao", đại diện VEC đề nghị.

Ông Vũ Hữu Thành, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), đơn vị quản lý tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng cho hay, chủ phương tiện nên dán thẻ thu phí không dừng để lưu thông qua trạm nhanh hơn. Trường hợp chủ phương tiện chưa dán thẻ có thể lựa chọn các tuyến đường chưa thu phí để tránh ùn tắc./.

Ngày 29/4 là ngày làm việc cuối cùng trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian nghỉ kéo dài nên nhiều người chọn về quê thay vì ở lại Thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ngày 29/4 là ngày làm việc cuối cùng trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian nghỉ kéo dài nên nhiều người chọn về quê thay vì ở lại Thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ghi nhận tại bến xe Mỹ Đình thời điểm 15 giờ, đã có rất nhiều người dân tranh thủ bắt xe để rời khỏi Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ghi nhận tại bến xe Mỹ Đình thời điểm 15 giờ, đã có rất nhiều người dân tranh thủ bắt xe để rời khỏi Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ông Lý Trường Sơn, Giám đốc bến xe Mỹ Đình cho biết trong ngày hôm nay, lượng khách qua bến rơi vào khoảng 10 ngàn lượt, tăng khoảng 40-50% so với ngày thường. Số xe xuất bến khoảng 800 xe và chưa phải dùng đến lượng phương tiện tăng cường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ông Lý Trường Sơn, Giám đốc bến xe Mỹ Đình cho biết trong ngày hôm nay, lượng khách qua bến rơi vào khoảng 10 ngàn lượt, tăng khoảng 40-50% so với ngày thường. Số xe xuất bến khoảng 800 xe và chưa phải dùng đến lượng phương tiện tăng cường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

'Bến xe Mỹ Đình cũng đã bố trí nhân viên phối hợp với lực lượng chức năng đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19; đảm bảo trật tự an ninh; không để ùn tắc trong sân trả khách; không để hiện tượng lôi kéo, tranh dành khách, ép giá, ép khách; kiểm tra xe xuất bến… nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tốt nhất của người dân,” ông Sơn nhấn mạnh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

'Bến xe Mỹ Đình cũng đã bố trí nhân viên phối hợp với lực lượng chức năng đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19; đảm bảo trật tự an ninh; không để ùn tắc trong sân trả khách; không để hiện tượng lôi kéo, tranh dành khách, ép giá, ép khách; kiểm tra xe xuất bến… nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tốt nhất của người dân,” ông Sơn nhấn mạnh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Theo đại diện bến xe Mỹ Đình, số lượng khách năm nay mặc dù đông hơn so với ngày thường nhưng vẫn không bằng những năm trước khi xảy ra dịch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Theo đại diện bến xe Mỹ Đình, số lượng khách năm nay mặc dù đông hơn so với ngày thường nhưng vẫn không bằng những năm trước khi xảy ra dịch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Tại các phòng vé không xảy ra tình trạng chen chúc xếp hàng mua vé. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Tại các phòng vé không xảy ra tình trạng chen chúc xếp hàng mua vé. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Mặc dù khu vực ra vào bến xe Mỹ Đình mật độ giao thông liên tục tăng cao nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Mặc dù khu vực ra vào bến xe Mỹ Đình mật độ giao thông liên tục tăng cao nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Tại khu vực ra nhà xe, người dân không phải chen chúc như mọi năm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Tại khu vực ra nhà xe, người dân không phải chen chúc như mọi năm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ghi nhận đến khoảng 17 giờ, lượng khách để về bến xe mới ngày một đông đúc hơn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ghi nhận đến khoảng 17 giờ, lượng khách để về bến xe mới ngày một đông đúc hơn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Từ khoảng 16 giờ chiều nay tình trạng giao thông bắt đầu ùn tắc tại các làn đường theo hướng rời Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Từ khoảng 16 giờ chiều nay tình trạng giao thông bắt đầu ùn tắc tại các làn đường theo hướng rời Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Các tuyến đường 'cửa ngõ' Thủ đô đều rơi vào tình trạng ùn tắc hàng dài, các xe phải 'chôn chân,' di chuyển chậm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Các tuyến đường 'cửa ngõ' Thủ đô đều rơi vào tình trạng ùn tắc hàng dài, các xe phải 'chôn chân,' di chuyển chậm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Nhiều phương tiện phải nhích từng chút một để di chuyển, thậm chí có thời điểm dừng chờ hàng chục phút. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Nhiều phương tiện phải nhích từng chút một để di chuyển, thậm chí có thời điểm dừng chờ hàng chục phút. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Tại tuyến đường Giải Phóng, các khu vực bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm ùn tắc kéo dài. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Tại tuyến đường Giải Phóng, các khu vực bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm ùn tắc kéo dài. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Tình trạng ùn tắc khiến các xe khách rất vất vả để rời khỏi Thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Tình trạng ùn tắc khiến các xe khách rất vất vả để rời khỏi Thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Khu vực cuối đường vành đai 3 thời điểm 17 giờ chiều. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)

Khu vực cuối đường vành đai 3 thời điểm 17 giờ chiều. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)

Lực lượng chức năng tổ chức phân luồng để đảm bảo giao thông trong ngày cuối cùng người dân đi làm trước kỳ nghỉ lễ. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)

Lực lượng chức năng tổ chức phân luồng để đảm bảo giao thông trong ngày cuối cùng người dân đi làm trước kỳ nghỉ lễ. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)

Quang Toàn (TTXVN/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/nhieu-giai-phap-han-che-un-tac-giao-thong-dip-nghi-le-30415/787533.vnp