Nhiều khó khăn xử lý chất thải nguy hại trong sản xuất nông nghiệp

Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng được xếp vào loại chất thải nguy hại dễ gây ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái nếu không được thu gom, xử lý theo đúng quy trình. Tuy nhiên, hiện nay khâu thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại các địa phương trong tỉnh đang gặp nhiều khó khăn và chưa được xử lý triệt để.

Hội viên phụ nữ xã Liên Sơn (Gia Viễn) thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật vào bể chứa. Ảnh: Anh Tuấn

40% số bể chứa đã lắp đặt chưađáp ứng yêu cầu kỹ thuật

Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường,khối lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 10tấn/năm. Thực tế khi người nông dân phun thuốc có khoảng 98% lượng thuốc phunxuống đồng ruộng tiếp xúc trực tiếp với sâu bệnh, hơn 2% còn lại vẫn còn tồn dưtrong bao bì sau sử dụng. Việc vứt bao gói thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi trênđồng ruộng đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, phần tồn dư thuốc bảo vệ thựcvật trong bao bì bay vào không khí hoặc thẩm thấu gây ô nhiễm đất, nước, nguyhại đến môi trường, sức khỏe con người. Để hạn chế tình trạng vứt bao gói thuốcbảo vệ thực vật sau sử dụng ra ngoài môi trường, trong những năm gần đây, SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố đã tổ chức lắpđặt 4.316 bể chứa ngoài đồng ruộng. Tuy nhiên, có đến 40% số bể đã lắp đặt chưađáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định, không đảm bảo cho việc thu gom như: đểnước mưa chảy vào, rò rỉ nước lẫn thuốc ra môi trường...Số lượng bể được đầu tưchỉ đáp ứng 20% nhu cầu thu gom lưu chứa bao vỏ thuốc bảo vệ thực vật phát sinhtrên địa bàn tỉnh hiện nay.

Mặt khác, theoquy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việcthu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, cứ 3 hađất canh tác cây trồng hàng năm hoặc 10 ha đất canh tác cây trồng lâu năm có sửdụng thuốc bảo vệ thực vật phải có 1 bể chứa bao vỏ thuốc bảo vệ thực vật. Chưakể diện tích trồng cây lâu năm, với diện tích đất canh tác trên 40 nghìn halúa, toàn tỉnh hiện cần hơn 13.300 bể chứa để thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệthực vật. Như vậy các địa phương vẫn còn thiếu rất nhiều bể chứa bao gói thuốcbảo vệ thực vật sau sử dụng ngoài đồng ruộng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quyđịnh

Một khó khăn nưãtrong thu gom, xử lý là nhận thức của đại đa số người dân còn hạn chế, nhiều bàcon nông dân vẫn còn xem bao, vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật là một loạirác thải thông thường nên vẫn còn tình trạng vứt bỏ bừa bãi xuống kênh mương,bờ ruộng...

Vấn đề tiêu huỷrác theo quy định gặpkhó

Vấn đề thu gom,xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật của hầu hết các địa phương trên địa bàntỉnh đang gặp khó khăn. Không chỉ ở số lượng vỏ bao bì thải thẳng ra ngoài môitrường do không có hệ thống bể thu gom mà ngay tại các khu đồng đã xây được bểthu gom, việc tiêu hủy cũng còn những hạn chế nhất định. Theo thông tư liêntịch số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quảnlý chất thải nguy hại và Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT củaBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên, Môi trường, vỏ bao bìthuốc bảo vệ thực vật sau khi được thu gom tại các bể chứa được các đơn vị chứcnăng vận chuyển đi xử lý theo đúng quy trình. Trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có huyệnYên Khánh đã ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển và xử lý theoquy định, tuy nhiên đơn vị này cũng đang gặp nhiều khó khăn khi nhân rộng môhình. Ông Tô Văn Lưu, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Khánhcho biết: Hiện nay có xã Khánh Thành và xã Khánh Thiện đã ký hợp đồng xử lýchất thải nguy hại trong sản xuất nông nghiệp với Công ty cổ phần Đầu tư và kỹthuật Tài nguyên môi trường ETC đóng chân trên địa bàn thành phố Nam Định. Mộtnăm các xã sẽ thu gom và tập kết bao vỏ thuốc bảo vệ thực vật tại 1 điểm vàCông ty cho xe chuyên dụng về chở đi xử lý. Qua một thời gian thực hiện chothấy, rác thải nguy hại trong sản xuất nông nghiệp của 2 đơn vị trên đã được xửlý triệt để, góp phần tích cực bảo vệ môi trường khu vực nông thôn. Không thểphủ nhận tác dụng tích cực của việc ký hợp đồng với đơn vị chức năng xử lý rácthải nguy hại nhưng hiện nay các địa phương còn lại của huyện đang gặp khó khăndo thiếu kinh phí dành cho hoạt động môi trường.

Ngoài hai xã củahuyện Yên Khánh đã thu gom, xử lý vỏ bao thuốc bảo vệ thực hiện theo đúng quyđịnh, hiện nay hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh đều tự xử lý bằng cáchthu gom và vận chuyển chung vào xe chở rác sinh hoạt hoặc đốt chung với rácthải sinh hoạt. Cách làm này chưa giải quyết triệt để và gây ảnh hưởng đến môitrường vì bao bì thuốc bảo vệ thực vật được liệt vào nhóm các chất thải nguyhại, nếu đốt chung hoặc xử lý chung với rác thải thông thường sẽ gây ô nhiễmkhông khí nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái.

Tích cực triểnkhai nhiều giải pháp

Theo đánh giá củaSở Tài nguyên và Môi trường, việc thu gom và xử lý rác thải nông thôn nói chungvà bao vỏ thuốc bảo vệ thực vật nói riêng còn nhiều khó khăn do các cấp, cácngành chưa quan tâm, đầu tư đúng mức, việc bố trí nguồn lực, kinh phí đáp ứngyêu cầu cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý còn hạn chế. Cơ chế khuyếnkhích, thu hút xã hội hóa chưa tạo động lực để các doanh nghiệp đầu tư vào xửlý rác thải. Công tác tuyên truyền chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa gắn tráchnhiệm của cộng đồng và người dân về bảo vệ môi trường.

Theo Đề án thugom, vận chuyển, xử lý rác thải nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020 - 2025,mục tiêu đặt ra đến năm 2025 tỉnh đã phê duyệt, toàn tỉnh phấn đấu lắp đặt cácbể thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu thugom, tỷ lệ thu gom và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật đạt trên 70%. Để đạtmục tiêu đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, nhất là các địa phươngtập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thu gom, xử lý hiệu quả rácthải nông thôn nói chung, rác thải nguy hại nói riêng. Trong đó chú trọng đâỷmạnh tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, các tổchức chính trị, xã hội các cấp theo thẩm quyền, tổ chức, chỉ đạo thực hiện vàxử lý các tồn tại, vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thảitrong sản xuất nông nghiệp. Các địa phương quan tâm hơn nữa và dành thêm kinhphí cho sự nghiệp môi trường. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổbiến, hướng dẫn người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý rác thải nguyhại theo đúng quy định. Huy động mọi nguồn lực thực hiện cải tạo các bể chưábao gói thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật và đầu tư xây dựng mới các bểchứa đáp ứng theo quy định với mật độ khoảng 2,5 - 3 ha đồng ruộng/1 bể. Kếtthúc mỗi mùa vụ (2 vụ/năm), yêu cầu UBND cấp xã hợp đồng với đơn vị có chứcnăng để vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo đúnghướng dẫn của Thông tư liên tịch số 05/2016 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hồng Giang

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nhieu-kho-khan-xu-ly-chat-thai-nguy-hai-trong-san-xuat-nong-nghiep-20200414081638411p2c21.htm