Nhiều loại cây cũng biết học 'chiêu trò' của động vật để... sinh tồn

Cây Fritillaria delavayi có hoa màu xanh đã chuyển màu hoa và thân cây sang nâu hoặc xám để tránh bị con người hái làm thuốc.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một điều đáng ngạc nhiên là loài cây Fritillaria đã tiến hóa để chống lại sự khai thác của con người. Chúng đã ngụy trang để trở nên rất khó tìm, với màu lá, hoa và thân khó phân biệt với nền đá màu xám hoặc nâu

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một điều đáng ngạc nhiên là loài cây Fritillaria đã tiến hóa để chống lại sự khai thác của con người. Chúng đã ngụy trang để trở nên rất khó tìm, với màu lá, hoa và thân khó phân biệt với nền đá màu xám hoặc nâu

Loài thực vật này bị con người nghiền củ của thành một loại bột trị ho phổ biến. Nhu cầu về củ của loài cây này rất lớn, vì cần khoảng 3.500 củ để sản xuất chỉ một kg bột, trị giá khoảng 480 USD.

Loài thực vật này bị con người nghiền củ của thành một loại bột trị ho phổ biến. Nhu cầu về củ của loài cây này rất lớn, vì cần khoảng 3.500 củ để sản xuất chỉ một kg bột, trị giá khoảng 480 USD.

“Nhiều loài thực vật thường sử dụng biện pháp ngụy trang để che giấu những loài động vật ăn cỏ, nhưng ở đây chúng ta thấy loài thảo mộc này đang ngụy trang để phản ứng với những người thu gom”, Giáo sư Martin Stevens nói.

“Nhiều loài thực vật thường sử dụng biện pháp ngụy trang để che giấu những loài động vật ăn cỏ, nhưng ở đây chúng ta thấy loài thảo mộc này đang ngụy trang để phản ứng với những người thu gom”, Giáo sư Martin Stevens nói.

Trong thiên nhiên, có rất nhiều loài thực vật sở hữu khả năng bất ngờ. Mang tên khoa học Mimosa pudica, loài cây trinh nữ này có khả năng tự “thu gọn” người lại khi gặp tác động từ bên ngòa nhờ cấu tạo lá đặc biệt của nó.

Trong thiên nhiên, có rất nhiều loài thực vật sở hữu khả năng bất ngờ. Mang tên khoa học Mimosa pudica, loài cây trinh nữ này có khả năng tự “thu gọn” người lại khi gặp tác động từ bên ngòa nhờ cấu tạo lá đặc biệt của nó.

Không chỉ biết tự thu gọn lá để tránh thiệt hại do những yếu tố bên ngoài, cây trinh nữ còn có "trí nhớ" khá tốt. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng, khi nhỏ giọt nước lặp đi lặp lại vào lá cây xấu hổ, nó sẽ ngưng co lá.

Không chỉ biết tự thu gọn lá để tránh thiệt hại do những yếu tố bên ngoài, cây trinh nữ còn có "trí nhớ" khá tốt. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng, khi nhỏ giọt nước lặp đi lặp lại vào lá cây xấu hổ, nó sẽ ngưng co lá.

Pterocarpus angolensis là một loài cây thân gỗ có khả năng kì lạ - chảy máu. Là một giống cây mọc ở Nam Phi, loài cây này còn được biết đến với các tên gọi khác như Kiaat, Mukwa hay loài cây chảy máu.

Pterocarpus angolensis là một loài cây thân gỗ có khả năng kì lạ - chảy máu. Là một giống cây mọc ở Nam Phi, loài cây này còn được biết đến với các tên gọi khác như Kiaat, Mukwa hay loài cây chảy máu.

Pterocarpus angolensis mang trong mình một loại nhựa có màu đặc biệt. Khi cắt ngang thân hay một cành cây, ta sẽ dễ dàng thấy loại nhựa màu đỏ hơi sánh, sau khi khô chuyển thành đỏ thẫm rất giống màu máu. Loại nhựa này có tác dụng như chất keo dính gắn liền và chữa lành các vết thương của cây.

Pterocarpus angolensis mang trong mình một loại nhựa có màu đặc biệt. Khi cắt ngang thân hay một cành cây, ta sẽ dễ dàng thấy loại nhựa màu đỏ hơi sánh, sau khi khô chuyển thành đỏ thẫm rất giống màu máu. Loại nhựa này có tác dụng như chất keo dính gắn liền và chữa lành các vết thương của cây.

Cây manchineel nổi tiếng nhờ khả năng tự vệ và sát thủ “không ghê tay” của mình. Được coi là loài cây độc nhất trên thế giới, bất kì bộ phận nào của Manchineel đều chứa độc. Quả của cây này có hình dáng giống như trái táo. Nó được gọi là “trái táo của cái chết” do chỉ với một miếng cắn đã có thể chuyển bạn ngay vào phòng cấp cứu.

Cây manchineel nổi tiếng nhờ khả năng tự vệ và sát thủ “không ghê tay” của mình. Được coi là loài cây độc nhất trên thế giới, bất kì bộ phận nào của Manchineel đều chứa độc. Quả của cây này có hình dáng giống như trái táo. Nó được gọi là “trái táo của cái chết” do chỉ với một miếng cắn đã có thể chuyển bạn ngay vào phòng cấp cứu.

Manchineel có loại nhựa màu trắng vô cùng độc và có tính ăn da. Chỉ một giọt cũng có thể gây mụn nước ngoài da, viêm da, sưng tấy hoặc bỏng. Nhiều khách du lịch đã bị bỏng nặng khi chọn Manchineel là chỗ trú mưa do chất nhựa từ cành cây hòa cùng mưa rơi xuống. Người ta nói rằng, nếu bị trói vào cây này thì chỉ qua một đêm, bạn có thể chết.

Manchineel có loại nhựa màu trắng vô cùng độc và có tính ăn da. Chỉ một giọt cũng có thể gây mụn nước ngoài da, viêm da, sưng tấy hoặc bỏng. Nhiều khách du lịch đã bị bỏng nặng khi chọn Manchineel là chỗ trú mưa do chất nhựa từ cành cây hòa cùng mưa rơi xuống. Người ta nói rằng, nếu bị trói vào cây này thì chỉ qua một đêm, bạn có thể chết.

Cây ngải đắng (tên khoa học: Artemisia tridentate) có khả năng khá đặc biệt là có thể gửi tín hiệu cảnh báo cho “đồng bọn” khi bị tấn công. Cây ngải đắng thường bị các loại côn trùng phá hoại tấn công vào lá và thân cây.

Cây ngải đắng (tên khoa học: Artemisia tridentate) có khả năng khá đặc biệt là có thể gửi tín hiệu cảnh báo cho “đồng bọn” khi bị tấn công. Cây ngải đắng thường bị các loại côn trùng phá hoại tấn công vào lá và thân cây.

Khi đó, loài cây này sẽ phát đi những tín hiệu bằng việc phát tán một hợp chất hóa học vào không khí. Nhận được tín hiệu này, những cây ngải đắng khác nằm xung quanh sẽ sản sinh một chất hóa học riêng để xua đuổi côn trùng.

Khi đó, loài cây này sẽ phát đi những tín hiệu bằng việc phát tán một hợp chất hóa học vào không khí. Nhận được tín hiệu này, những cây ngải đắng khác nằm xung quanh sẽ sản sinh một chất hóa học riêng để xua đuổi côn trùng.

Cây tai voi (Caladium steudneriifolium) là món ăn hảo hạng cho loài sâu bướm đêm. Để ngăn chặn bị tàn phá bởi những kẻ háu ăn này, cây tai voi sẽ giả vờ mắc bệnh với nhiều đốm trắng trên khắp bề mặt lá rất giống với vết tích để lại sau khi bị sâu ăn.

Cây tai voi (Caladium steudneriifolium) là món ăn hảo hạng cho loài sâu bướm đêm. Để ngăn chặn bị tàn phá bởi những kẻ háu ăn này, cây tai voi sẽ giả vờ mắc bệnh với nhiều đốm trắng trên khắp bề mặt lá rất giống với vết tích để lại sau khi bị sâu ăn.

Kết quả nghiên cứu của nhóm khoa học trường ĐH Bắc Australia cho thấy ở những cây ngô mà gốc, rễ bị ngập nước phát ra lặp lại nhiều lần những âm thanh tựa như tiếng răng rắc có tần số lên đến 220 Hertz mà chúng ta không hề hay biết.

Kết quả nghiên cứu của nhóm khoa học trường ĐH Bắc Australia cho thấy ở những cây ngô mà gốc, rễ bị ngập nước phát ra lặp lại nhiều lần những âm thanh tựa như tiếng răng rắc có tần số lên đến 220 Hertz mà chúng ta không hề hay biết.

Cây mù tạt cùng họ với rau cải thường sản sinh một chất hóa học đặc biêt để lôi kéo những con ong bắp cày ký sinh tới gần để tiêu diệt các con sâu bướm có ý định ăn lá cây. Cơ chế bảo vệ này phản ứng ngay sau khi xuất hiện trứng sâu bướm để kịp thời ngăn chặn nguy cơ bị ăn mòn. Đổi lại, các con ong bắp cày ký sinh sẽ được vỗ béo bằng trứng và sâu bướm.

Cây mù tạt cùng họ với rau cải thường sản sinh một chất hóa học đặc biêt để lôi kéo những con ong bắp cày ký sinh tới gần để tiêu diệt các con sâu bướm có ý định ăn lá cây. Cơ chế bảo vệ này phản ứng ngay sau khi xuất hiện trứng sâu bướm để kịp thời ngăn chặn nguy cơ bị ăn mòn. Đổi lại, các con ong bắp cày ký sinh sẽ được vỗ béo bằng trứng và sâu bướm.

Cây keo không chỉ "thuê một vài vệ sỹ" mà nó thuê hẳn một đội quân kiến hùng hậu để tự bảo vệ khỏi sâu bọ. Tại sao lại nói là thuê? Bởi lẽ, thay vì trả công cho kiến, loài cây này lại bao trọn nơi ăn chốn ở sung túc hoàn toàn “miễn phí” cho chúng.

Cây keo không chỉ "thuê một vài vệ sỹ" mà nó thuê hẳn một đội quân kiến hùng hậu để tự bảo vệ khỏi sâu bọ. Tại sao lại nói là thuê? Bởi lẽ, thay vì trả công cho kiến, loài cây này lại bao trọn nơi ăn chốn ở sung túc hoàn toàn “miễn phí” cho chúng.

Một loài cây cọ khổng lồ cao đến 18m rộng 5m, có khả năng kỳ lạ - "tự sát" sau khi sinh sản. Không giống những loài cây khác, hoa trái nở nhiều lần trong nhiều năm, loài cây này sẽ hết mình để sinh sản, đến nỗi hy sinh cả tính mạng của nó.

Một loài cây cọ khổng lồ cao đến 18m rộng 5m, có khả năng kỳ lạ - "tự sát" sau khi sinh sản. Không giống những loài cây khác, hoa trái nở nhiều lần trong nhiều năm, loài cây này sẽ hết mình để sinh sản, đến nỗi hy sinh cả tính mạng của nó.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nhieu-loai-cay-cung-biet-hoc-chieu-tro-cua-dong-vat-de-sinh-ton-1470974.html