Nhiều lỗi vi phạm giao thông phổ biến sẽ bị phạt nặng
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nhiều lỗi vi phạm giao thông mới sẽ được bổ sung, nhiều lỗi vi phạm giao thông cũ sẽ bị phạt nặng.
Để Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 được an toàn, người tham gia giao thông cần tuân thủ thực hiện tốt các quy định ban hành.
Đối với xe máy, những lỗi vi phạm phổ biến ở giới trẻ như lạng lách, đánh võng, dùng chân điều khiển xe bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng.
Bất kể người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm ô tô, xe máy, máy kéo, xe máy điện, xe mô tô, xe đạp, xe lăn, xích lô, xe súc vật kéo… đều không được phép uống rượu bia khi lưu thông trên đường.
Cụ thể, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ 01/01/2020 và thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
1. Lỗi Điều khiển xe máy không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy": Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
2. Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mà cài quai không đúng quy cách: Phạt từ 200.000 - 300.000 đồng.
3. Người điều khiển xe máy chỉ được chở theo 01 người trên xe. Nếu chở theo 02 người trên xe sẽ bị phạt từ 200.000 đồng - 300.000 đồng; nếu chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật thì không bị xử phạt (điểm l khoản 3 Điều 6).
4. Chở theo 3 người trở lên trên xe: Phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.
5. Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu "Cự ly tối thiểu giữa hai xe": Phạt từ 100.000 - 200.000 ngàn đồng.
6. Đi vào đường cao tốc không dành cho xe máy: Phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng.
7. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh: Phạt từ 600.000 – 1.000.000 đồng.
8. Vượt đèn đỏ: Người đi xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng - 1.000.000 đồng (điểm c khoản 4 Điều 6 Nghị định 100). Lưu ý, mức phạt này cũng sẽ áp dụng đối với trường hợp vượt đèn vàng trái quy định.
9. Vượt đèn vàng khi sắp chuyển sang đèn đỏ: Phạt từ 600.000 - 1.000.000 đồng.
10. Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước: Phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.
11. Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe: Phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.
12. Điều khiển xe máy khi chưa đủ 16 tuổi: Phạt cảnh cáo.
13. Từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô từ 50cm3 trở lên: Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng.
14. Điều khiển dưới 175cm3 không có GPLX, sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX hoặc bị tẩy xóa: Phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000 đồng. Đồng thời tịch thu GPLX không hợp lệ.
15. Điều khiển xe từ 175cm3 trở lên không có GPLX, sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa: Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng. Đồng thời tịch thu GPLX không hợp lệ.
16. Không mang theo Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.
17. Không mang theo Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng
18. Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng.
19. Sử dụng Giấy đăng ký xe bị tẩy xóa; Không đúng số khung, số máy hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp: Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng. Đồng thời tịch thu Giấy đăng ký không hợp lệ.
20. Không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới: Phạt tiền từ 80.000 đến 120.000 đồng.
21. Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
22. Điều khiển xe chạy quá tốc độ
Nếu chạy xe quá tốc độ quy định từ 5 – 10km/h: Phạt 200.000 đồng - 300.000 đồng (theo điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 100); Nếu chạy xe quá tốc độ quy định từ 10 – 20km/h: Phạt từ 600.000 đồng - 01 triệu đồng (theo điểm a khoản 5 Điều 6); Nếu chạy xe quá tốc độ gây tai nạn giao thông: Phạt 04 - 05 triệu đồng (theo điểm b khoản 7 Điều 5); Nếu chạy xe quá tốc độ quy định trên 20km/h: Phạt từ 3 - 5 triệu đồng (theo điểm a khoản 7 Điều 5).
23. Không sử dụng đủ đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều: Phạt tiền từ 100.000đ đến 200.000đ.
24. Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông: Phạt tiền từ 600.000 đến 1.000.000 đồng.
25. Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển "Cấm đi ngược chiều"; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng.
26. Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định: Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.
27. Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép: Phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng.
28. Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông: phạt tiền từ 600.000 đến 1.000.000 đồng.
29. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi phạm quy định: phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng, giữ GPLX 1 tháng.
30. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h: Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.
31. Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn: Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng.
32. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng, giữ GPLX 2 tháng.
33. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 6.000.000đ đến 8.000.000đ.
34. Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ: Phạt tiền từ 6.000.000đ đến 8.000.000đ.
35. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định: Phạt tiền từ 400.000đ đến 600.000đ.
36. Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy: Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng
37. Người không chấp hành yêu cầu kiểm tra chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ: Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng.
38. Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị: Phạt tiền từ 5.000.000 - 7.000.000 triệu đồng.
39. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: Phạt từ 600.000 - 1.000.000 đồng.
40. Không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố: Phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.
41. Đi vào đường cao tốc không dành cho xe máy: Phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng.
42. Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên: Phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.
43. Sử dụng chân chống, vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy: Phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng.
44. Người đi xe máy chuyển hướng nhưng không giảm tốc độ hoặc không bật xi nhan sẽ bị phạt từ 400.000 đồng – 600.000 đồng (theo điểm a khoản 4 Điều 6); Trường hợp chuyển làn đường nhưng không bật xi nhan bị phạt thấp hơn, từ 100.000 đồng – 200.000 đồng (điểm a khoản 2 Điều 6).
45. Khi tắc đường, nhiều người đi xe máy có thói quen đi lên vỉa hè. Theo Nghị định 46, hành vi này bị xử phạt 30.0000 đồng – 400.000 đồng Mức phạt trên cũng áp dụng với người điều khiển xe không đi bên phải, đi không đúng phần đường, làn đường theo quy định.
46. Người đang lái xe máy mà sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh sẽ bị phạt từ 600.000 đồng – 1.000.000 đồng.
Theo Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia, một khảo sát mới được công bố gần đây bởi công ty nghiên cứu thị trường AMR Group cho thấy những thói quen sử dụng phương tiện giao thông rất đáng chú ý của người dân Việt Nam.
Qua đó, mỗi học sinh sẽ di chuyển trung bình gần 16km mỗi ngày, trong khi người đi làm di chuyển quãng đường xa gần gấp đôi, khoảng 28km.
Con số này đồng nghĩa, mỗi tháng, một học sinh sẽ đi gần 470km, còn người đi làm thì di chuyển hơn 828km. Trung bình, số km di chuyển cả 2 nhóm là 649km/tháng.
Về chi phí đổ xăng, theo khảo sát, trung bình mỗi tuần học sinh tiêu khoảng 67.000 đồng trong khi người đi làm phải chi 122.000 đồng.
Như vậy, tính ra một năm, chỉ riêng tiền xăng, mỗi học sinh phải chi gần 3,5 triệu đồng. Số tiền của người đi làm dùng để đổ xăng lớn hơn thế rất nhiều, gần 6,4 triệu đồng.
Đây là điều đáng chú ý bởi xe máy hiện vẫn là phương tiện di chuyển chính của người dân Việt Nam.
Trong số 55 triệu xe gắn máy đang lưu thông, Hà Nội và TP.HCM là hai thành phố có số lượng xe nhiều nhất cả nước. Đây cũng là hai địa chỉ liên tiếp chiếm ngôi đầu trong top những thành phố ô nhiễm của thế giới.
Rất nhiều chuyên gia đã chỉ ra, xe máy là nguồn phát thải lớn nhất với hơn 90% phát thải CO từ hoạt động giao thông đường bộ. Ngoài ra, quá trình đốt nhiên liệu của xe máy còn phát thải ra một loạt chất độc như NOx, SO2, chì, các kim loại nặng,...
Đây chính là những kẻ giết người gây các bệnh như nhiễm trùng hô hấp, hen suyễn, ung thư phổi, nhồi máu cơ tim cấp và cao huyết áp...
Minh Anh (Tổng hợp)