Nhìn 2 người bạn U75, tôi phát hiện người tiết kiệm và không tiết kiệm tiền có cuộc sống hoàn toàn khác biệt ở năm cuối đời
Thật ra, tiết kiệm hay không là sự lựa chọn của mỗi người. Song mỗi lựa chọn đều có cái giá của nó. Dù tốt đến mấy cũng có rủi ro, xấu đến đâu cũng đều chứa đựng điểm sáng hy vọng.
Bài viết là dòng tâm sự của ông Khoa (74 tuổi, Bắc Kinh, Trung Quốc) đang thu hút sự chú ý trên Sohu.
Ở bất kỳ thời điểm nào của cuộc đời, bạn cũng phải đối diện với vấn đề quản lý tiền bạc và tiết kiệm, cho dù đó là những năm tháng trung niên hay tuổi già. Một số người chọn cuộc sống tiết kiệm, chi tiêu có kế hoạch, luôn có một khoản dự phòng. Số khác lại chọn chi tiêu thoải mái, miễn bản thân thích là được.
Nhìn vào cuộc sống của 2 người bạn thân thiết, tôi thấy rõ sự khác biệt lớn giữa người tiết kiệm tiền và không tiết kiệm. Dẫu cho cả hai vẫn nhận được 1 khoản lương hưu nhỏ ở năm cuối đời.
Ông Lý là một người tuân thủ nguyên tắc sống tiết kiệm. Khi còn trẻ, ông bạn này đã hiểu tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền nên dù kiếm được bao nhiêu cũng nhất quyết dành dụm 1 khoản vào mỗi tháng. Theo người đàn ông này, tiết kiệm không chỉ để đối mặt với cho những rủi ro trong tương lai mà còn là nền tảng cho cuộc sống khi về già.
Tiết kiệm nhưng ông Lý không hề keo kiệt. Ông chỉ cố gắng giảm bớt những chi tiêu không cần thiết, đồng thời vẫn đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt cơ bản.
Sau nhiều năm tích lũy, ông Lý có 1 khoản tiết kiệm. Ông đã dùng số tiền này để tự trả các khoản viện phí, đi du lịch khi cảm thấy khỏe mạnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Cũng nhờ có quỹ dự phòng, ông Lý thừa nhận mình không quá lo lắng chuyện cơm ăn áo mặc ở hiện tại và có đủ tiền để làm thứ mình muốn. Ông có thể theo đuổi nhiều đam mê khác nhau nhằm làm phong phú thế giới tâm hồn. Đặc biệt, ông khẳng định mình có quyền tự do lựa chọn cuộc sống theo ý mình, không phải phụ thuộc vào con cái.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ tỉnh táo như ông Lý. Một người bạn khác của tôi, ông Vương là 1 người có lối sống hoàn toàn khác biệt. Khi còn trẻ, ông Vương luôn theo đuổi việc tận hưởng cuộc sống và tin rằng tiền kiếm được là phải tiêu hết, tiết kiệm chẳng có ích gì. Ông ấy thích mua những món đồ đắt đỏ và chưa bao giờ cân nhắc đến vấn đề tiết kiệm để nghỉ hưu trong tương lai.
Tuy nhiên, sau khi về hưu, thu nhập không còn được như trước, ông Vương gặp phải những khó khăn trong cuộc sống. Càng có tuổi, cơ thể càng sinh nhiều bệnh. Chi phí thuốc thang và đi bệnh viện trở thành gánh nặng đối với người đàn ông này. Các con dù sẵn sàng giúp đỡ. Song chúng cũng có những áp lực riêng nên vẫn chật vật.
Nhìn sang cuộc sống của ông Lý, ông Vương thường ghen tị. Bởi những người như ông Lý có thể lựa chọn cuộc sống theo ý mình mà không cần lo lắng về tài chính. Do không có khoản tiền dự phòng, làm gì, tiêu gì, ông Vương cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng bởi ngân sách vô cùng hạn hẹp.
Câu chuyện của ông Lý và ông Vương là minh chứng sinh động cho 2 cách sống, tiết kiệm và không tiết kiệm tiền. Thói quen tiết kiệm và biết tích lũy của ông Lý đã cho bản thân ông có quyền tự do lựa chọn ở những năm tháng cuối đời. Trong khi đó, tính chi tiêu hoang phí của ông Vương khiến tuổi già gặp nhiều bế tắc.
Vậy nên ở bất kỳ độ tuổi nào, bạn cũng nên học cách lên kế hoạch chi tiêu hợp lý và hình thành thói quen tiết kiệm. Bằng cách này, khi bước vào tuổi xế chiều, chúng ta mới đảm bảo về tài chính để có một cuộc sống chất lượng mà mình mong muốn. Thực tế, nếu sở hữu túi tiền riêng, cha mẹ có thể giảm gánh nặng cho con cái, từ đó cũng ít xảy ra mâu thuẫn, gia đình vẫn hòa thuận tốt đẹp.
Thật ra, tiết kiệm hay không là sự lựa chọn của mỗi người. Song mỗi lựa chọn đều có cái giá của nó. Dù tốt đến mấy cũng có rủi ro, xấu đến đâu cũng đều chứa đựng điểm sáng hy vọng.
Người ta có câu: “Có độc lập tài chính mới có tự do thật sự”. Điều này không những đúng ở tuổi trẻ, hôn nhân, mà còn thiết thực trong giai đoạn tuổi già.